Phát triển thương mại hoá và bãi bỏ quy định của các phương tiện thông tin đại chúng: Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự chuyển mình của văn hóa truyền thông, với sự chuyển biến về kỹ thuật từ kỹ thuật analog sang kỹ thuật số, tạo nên sự thay đổi từ truyền thông đại chúng sang phi đại chúng hóa truyền thông đại chúng thông qua các thiết bị và kênh giao tiếp cá nhân hiện đại (iPods, Facebook, Blogs…). Các kênh truyền thông rời rạc, riêng rẽ đang trở nên hội tụ, tích hợp và đa phương tiện. Dòng chảy thông tin không phải một chiều, hai chiều mà đa chiều tạo nên thời đại bùng nổ thông tin, trong đó nhiều giá trị tốt xấu đan xen nhau và khó kiểm soát hơn bao giờ hết… Diện mạo mới của truyền thông đại chúng đang tạo nên làn sóng mới về văn hóa truyền thông, và ngược trở lại, tác động đến sự thay đổi về văn hóa, xã hội, kinh tế và cả chính trị của xã hội loài người. Sau khi Hollywood dùng phim ảnh để bán ‘giấc mơ Mỹ’ cho toàn thế giới, ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc cũng đã và đang triệt để sử dụng văn hóa nghệ thuật để phục vụ cho các tham vọng thương mại của mình. Tầm ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Hàn Quốc bao gồm K- Pop, phim truyện tâm lý xã hội và thời trang phát triển vô cùng sâu rộng khắp châu Á. Nhật Bản cũng là một trong những nước thành công trong việc phát triển văn hóa đại chúng. Phim hoạt hình Nhật Bản chiếm 65% thị phần doanh thu từ công nghiệp truyền hình trên toàn thế giới, với trị giá 2,000 tỷ Yên, và truyện tranh của Nhật thu tới 3,9 tỷ USD, tương đương với ngành công nghiệp in ấn của Nhật Bản vào năm 2007 (Nguyễn Xuân Thắng 2011).
Chuyển từ Đài phát thanh sang truyền hình in ấn quảng cáo: Phát thanh là phương tiện truyền tin lâu đời nhất và nhờ có “chuyện tình bất tận” của người Mỹ với xe hơi mà loại hình này ít biến động hơn báo chí. Sóng phát thanh AM và FM truyền thống vẫn chiếm ưu thế và có lượng thính giả lớn, các đài phát thanh địa phương cũng được ưa chuộng. Chương trình trò chuyện trên đài phát
thanh vẫn còn được yêu thích. Số lượng tin tức trên đài tăng lên và duy trì ở mức cao trong những năm qua.
Tuy nhiên, thính giả của đài phát thanh cũng đang giảm, dù không giảm mạnh như các dạng thức truyền thông truyền thống khác.
Trang eMarketer dẫn báo cáo doanh thu quảng cáo kỹ thuật số của IAB cho biết ngành công nghiệp quảng cáo trên truyền hình thu được khoảng 71,3 tỷ USD trong năm 2016, kém mức 72,5 tỷ USD cho quảng cáo số.
Tổ chức dự báo quảng cáo toàn cầu Magna gần đây cũng đã kết luận rằng chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số năm ngoái đã vượt xa quảng cáo trên truyền hình, khi doanh thu quảng cáo truyền hình ở Mỹ là 67 tỷ USD. Trong bản báo cáo, Magna cho biết các công ty sản xuất sản phẩm đóng gói chi tiêu cho quảng cáo các thương hiệu và sản phẩm trên truyền hình ít hơn, và thậm chí không hề có các chiến dịch quảng cáo tung ra sản phẩm mới trên các kênh truyền hình quốc gia.
Theo IAB, doanh thu quảng cáo video kỹ thuật số đã đạt mức kỷ lục 9,1 tỷ USD vào năm 2016, tăng 53% so với năm ngoái. Doanh thu từ video di động tăng vọt 145% so với năm trước lên 4,2 tỷ USD.
Trong một chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, Charlie Brooker – nhà sáng lập ra chương trình truyền hình nổi tiếng “Black Mirror” – đã rất bất ngờ khi con trai của ông phản ứng lại với cách theo dõi truyền hình truyền thống. Cậu bé cho rằng thay vì phải ngồi chờ đến đúng một khung giờ để xem một chương trình trên kênh truyền hình, giờ đây mình có thể xem bất cứ thứ gì mình thích vào bất kì thời gian nào. “Cách xem ti vi như cũ đối với nó có vẻ đã là cổ lỗ sĩ rồi”, ông Brooker chia sẻ.Loaded: 0%
Màn “cướp ngôi” này không diễn ra nhanh chóng, mà theo một tốc độ chậm rãi. Truyền hình (dù trả phí hay phát sóng miễn phí) vẫn là nền móng vững chắc cho loại hình giải trí thông qua video ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Nhưng mối đe dọa đối với sự thống trị này đến từ 2 phía.
Cả 2 nhóm đối thủ của truyền hình đều đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, với số lượng người dùng tăng lên từng giờ. Áp lực từ các đối thủ này càng làm lung lay hơn “ngôi vương” mà truyền hình đang nắm giữ, đặc biệt trong bối cảnh khán giả đang dành nhiều hơn thời gian mỗi ngày để online, từ đó quay lưng lại với chiếc ti vi quen thuộc
Sự nổi lên của các phương tiện truyền thông toàn cầu và khu vực
Trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, sự giao lưu giữa các dân tộc không chỉ mở ra theo chiều rộng mà mạnh mẽ cả về chiều sâu. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là kết quả tất yếu của việc mở rộng các hình thức giao lưu của loài
người, nó nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển đổi về hình thức tư duy và quan niệm giá trị. Nét nổi bật của quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là sự mở rộng quy mô ảnh hưởng, thu hẹp không gian và thời gian giao tiếp đã tạo ra cơ hội cho các dân tộc, cộng đồng người có thể tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ đó mà công chúng có thể tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.
Tin nhắn văn bản ngày càng phổ biến
Năm 1992 đánh dấu mốc cho tin nhắn đầu tiên trên thế giới với nội dung “Merry Christmas” (Chúc mừng năm mới). Từ Neil Papworth, một nhà phát triển tại Sema Group Telecoms , điện thoại khi đó chưa có bàn phím nên Papworth phải dùng bàn phí PC để viết nội dung.
Năm 1993: Nokia là nhà sản xuất đầu tiên dòng điện thoại GMS hỗ trợ người dùng gửi tin nhắn SMS.
Năm 1997: Nokia đã trở thành nhà sản xuất ĐTDĐ với một bàn phím đầy đủ đầu tiên. Dòng điện thoại di động đó là 9000i communicator.
Năm 1999: Đánh dấu một bước quan trọng trong việc kết nối giữa các mạng với nhau, các tin nhắn có thể gửi đi giữa các mạng khác nhau. Điều này tăng tính ứng dụng
Năm 2000: số tin nhắn trung bình thống kê ở Mỹ là 35 tin/ tháng/người.
Hiện nay trên thế giới SMS ngày càng phát triễn không ngừng, và suất hiện hình thức Marketing bằng tin nhắn SMS. Loại hình tin nhắn SMS Marketing này đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều và đánh giá cao
• Sự Hình thành và phát triển SMS Marketing
Dựa trên sự phát triển của SMS và sự bùng nổ của công nghệ thông tin , khi độ bao phủ của internet mở rộng khắp nơi . thời đại của smartphone lên ngôi , khi chúng trở thành một tiện nghi không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người dùng. SMS Marketing ra đời như một điều tất nhiên theo đúng xu thế của thời gian. SMS marketing được các doanh nghiệp tận dụng và coi như kênh marketing quan trọng trong chiến dịch marketing của toàn doanh nghiệp. Sms marketing có lợi thế lớn, đó là tính cá nhân, điều làm cho khách hàng cảm thấy họ được quan tâm chăm sóc một cách đặc biệt, từ đó gắn bó với doanh nghiệp.
Cải thiện giám sát
Trong hoạt động truyền thông đại chúng tính định hướng xã hội là một đặc điểm ưu thế cơ bản.Vì đối tượng tiếp nhận thông tin được truyền qua kênh truyền thông đại chúng không chỉ là một người mà là nhiều người – tập hợp thành những nhóm xã hội. Đó là những quần thể dân cư không phân biệt trình độ, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, tuổi tác hay giới tính… Mặc dù các ấn phẩm truyền thông đều nhằm vào
những nhóm đối tượng cụ thể nhưng khi ấn phẩm này được xã hội hóa trên các kênh truyền thông đại chúng thì đối tượng tiếp nhận không chỉ có nhóm đối tượng được xác định ban đầu. Chính tính chất này tiềm ẩn sức mạnh của truyền thông đại chúng, bởi vì K.Mark đã nói:“lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bởi những lực lượng vật chất, nhưng sức mạnh tinh thần mỗi khi đã ngấm vào quần chúng thì nó sẽ biến thành lực lượng vật chất”[4] . Những thông điệp truyền thông đại chúng khi đã tác động vào hàng triệu người sẽ lay động chi phối, kêu gọi, thúc đẩy, tổ chức họ tham gia giải quyết các vấn đề đang đặt ra.
Các phương tiện truyền thông đại chúng thể hiện ưu thế trong mối liên hệ ấy, đặc biệt ở tính quảng đại và tính kịp thời của thông tin. Xã hội càng phát triển, bùng nổ về mặt công nghệ, nhu cầu thông tin của con người càng cao. Các sự kiện đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại sẽ đáp ứng được tính thời sự, hấp dẫn, đa chiều và phong phú của thông tin cũng như nhu cầu mong đợi của công chúng. Ngoài chức năng thông tin, truyền thông đại chúng còn mở ra một thế giới tri thức rộng lớn để mọi người có thể học hỏi và tiếp thu một cách chủ động nhất. Đồng thời những thông điệp đề cao giá trị đạo đức, văn hóa cũng sẽ được các phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải nhằm góp phần xây dựng tri thức và hoàn thiện nhân cách con người.
Mặt khác truyền thông đại chúng cũng tạo nên một không gian công cộng cho công chúng có quyền phát biểu ý kiến cá nhân hay phản biện xã hội. Các phương tiện truyền thông đại chúng là diễn đàn xã hội là nơi dành cho chính quyền có thể trả lời trước dân về chủ trương đường lối chính sách cũng như tìm sự ủng hộ của người dân về những dự thảo, chính sách ban hành. Truyền thông đại chúng cũng góp phần giải quyết nhiệm vụ thông tin hóa xã hội, gia tăng hiệu quả thời sự của sự việc trên cơ sở khai thác cảm nhận tâm lý về sự hiện diện và mối quan tâm của công chúng với những sự kiện đang diễn ra. Và ngược lại công chúng cũng thông qua truyền thông đại chúng để đóng góp ý kiến với nhà cầm quyền về những chính sách của nhà nước.
Cải thiện lượng người xem truyền hình
Có một điều trớ trêu là dù đối mặt với nhiều đối thủ lớn như vậy, nhưng truyền hình lại đang ở giai đoạn hoàng kim về mặt quy mô. Người Mỹ chỉ có trung bình 41 kênh truyền hình cáp để xem vào năm 1995, và họ thường chỉ xem 10 kênh trong số đó một tuần. Đến năm 2008, theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, người dân Mỹ có thể bật đến 129 kênh, nhưng họ chỉ xem khoảng 17,3 kênh một
tuần. Và sang năm 2013, con số kênh có thể bật đã lên đến 189, nhưng số kênh được xem chỉ là 17,5.
Số kênh tăng không đồng nghĩa với việc người dùng sẽ xem nhiều hơn. Những thứ mà khán giả có thể “nuốt trôi” cũng có giới hạn.
Dù không xem thêm nhiều hơn, nhưng người dùng truyền hình cáp lại phải chấp nhận trả phí cao hơn. Theo công ty nghiên cứu Leichtman, hóa đơn truyền hình cáp tại Mỹ đã gần gấp đôi trong 10 năm qua, lên đến hơn 100 đô la Mỹ/tháng. Chính điều này đã tạo cơ hội cho những nhà cung cấp video qua mạng Internet, như Netflix cung cấp tới khách của họ rất nhiều chương trình hấp dẫn mà có thể xem bất cứ khi nào muốn chỉ với giá chưa tới 10 đô la Mỹ/tháng, chưa kể các mạng xã hội còn cho phát miễn phí video.