phù hợp42 [53, tr.4].
Phải bổ sung cán bộ và tăng cường công tác giám đốc kiểm tra của Phòng giám đốc kiểm tra TAND tỉnh và Ban thanh tra của TANDTC. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo, công tác kiểm tra giám sát của tổ chức Đảng, đoàn thể trong cơ quan.
Phải xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan làm cơ sở cho việc thực hiện và kiểm tra, quản lý, điều hành và phân công công tác của các cán bộ công chức và thẩm phán Toà án.
3.2.3. Coi trọng việc tự rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của người thẩm phán. thẩm phán.
Đây là giải pháp rất quan trọng, đòi hỏi người thẩm phán phải có trách nhiệm tự hoàn thiện mình, phải luôn hướng tới chân, thiện, mỹ. Phải làm sao thấu hiểu được hoản cảnh của các đương sự, của bị cáo, của những người liên quan trong vụ án mà mình giải quyết.
Việc tự rèn luyện để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người thẩm phán phải được tiến hành thường xuyên liên tục trong suốt quá trình công tác của người thẩm phán.
Xuất phát từ công việc hàng ngày, thông qua mối quan hệ xã hội, quan hệ với đồng nghiệp, tiếp xúc với đương sự, với bị can, bị cáo, thông qua các phiên toà xét xử giúp cho người thẩm phán nhìn nhận, đánh giá lại chính mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để khắc phục những tồn tại khuyết điểm xây dựng và hoàn thiện những ưu điểm, những phẩm chất tốt đẹp của chính bản thân mình, cá nhân thẩm phán phải có tinh thần tự giác ý thức được trách nhiệm trước công việc, ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng mọi người và phải có sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, mọi cám dỗ đời thường.
Trách nhiệm của người thẩm phán ở đây không chỉ là trách nhiệm với công việc chuyên môn mà còn phải có trách nhiệm với tập thể, với cơ quan, với xã hội.
3.2.4. Ngành Toà án tỉnh Thái Nguyên xây dựng quy định tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, trong đó có đội ngũ thẩm phán.
Ngoài việc thực hiện các giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho thẩm phán nói trên. Từ thực tế hoạt động, ngành Toà án Thái Nguyên đã xây dựng quy định về: Tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan. Đề ra bốn nội dung cần "Xây", và bốn nội dung phải "Chống". Mục đích của việc ban hành quy định là nhằm góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu cải cách Tư pháp.
Những nội dung cần "Xây":
Một là: Đề cao trách nhiệm cá nhân, ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác học tập để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Có thái độ làm việc nghiêm túc, văn minh, lịch sự, cá nhân không vi phạm các tệ nạn xã hội như: rượu, chè bê tha, cờ bạc vv... Đối với cá nhân là cán bộ lãnh đạo phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
Hai là: Đề cao đạo đức, ý thức cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Phải có ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản, phương tiện của cơ quan, phải có tinh thần đoàn kết, trung thực, khách quan, vô tư, luôn phải tự phê bình và đấu tranh phê bình, phải có sự tương trợ, hợp tác với đồng nghiệp trong công tác.
Ba là: Xây dựng tác phong quần chúng. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, giải quyết công việc kịp thời, đúng pháp luật có kế hoạch công tác, lịch tiếp dân cụ thể, không gây phiên hà cho công dân nhất là các cán bộ có chức danh Tư pháp như: Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án... Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân nơi cư trú, tham gia đầy đủ các phong trào của cơ quan, địa phương cư trú phát động, vận động các thành viên trong gia đình chấp hành nghiêm chính sách pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ đầy đủ.
Bốn là: Công khai hoá và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách. Công khai hoá tài chính và tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước. Công khai các quyền lợi được hưởng của cán bộ công chức, công khai việc lập dự toán, quyết toán công trình, mua sắm tài sản.
Những nội dung cần "Chống":
Thứ nhất: Chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu; Chống thói quen "bàn giấy" không nắm chắc tình hình công việc, báo cáo thiếu chính xác và không kịp thời. Chống thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, đùn đẩy công việc hoặc gây khó khăn, phiền hà cho người khác khi giải quyết công việc.
Thứ hai: Chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chống tư tưởng vụ lợi cá nhân, lợi dụng sơ hở của các quy định để thu lợi bất chính, ăn chơi xa đoạ.
Thứ ba: Chống tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, chống tác phong làm việc gia trưởng, độc đoán, tư tưởng cục bộ và lợi ích riêng; Chống việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, làm những việc gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự cơ quan.
Thư tư: Chống chia rẽ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ, coi thường kỷ cương pháp luật, Chống tư tưởng và hành vi tự do vô tổ chức, vô kỷ luật, không chấp hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, Chống các tệ nạn xã hội, chống việc tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè bê tha dẫn đến mất tư cách, đạo đức.
Với việc chấp hành các quy định như trên, sẽ tạo cho Thẩm phán ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao khả năng tự rèn luyện để giữ vững phẩm chất, đạo đức của người cán bộ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao hơn và cũng chính từ đó nâng cao đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp của mình, để xứng đáng với sự đòi hỏi của công dân, của xã hội đối với các cơ quan Tư pháp trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và người Thẩm phán phải luôn ghi nhớ lời nhắc nhở của Bác Hồ phải: liêm khiết, trong sáng làm gương cho nhân dân noi theo: "Trong công tác xét xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế, cũng chưa đủ... phải gần dân, hiểu dân, học dân, giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng, thêm nữa là phải luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối, chính sách của Chính phủ.Tóm lại: Các chú phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân"43 [59, tr. 45 - 46].
3.3. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán phải có quan điểm đãi ngộ Thẩm phán tương xứng với trách nhiệm nghề nghiệp.
3.3.1. Về tiền lương và các chế độ khác.
Thời kỳ trước năm 1985, chế độ tiền lương của Thẩm phán TAND các cấp được các xếp cùng trong bảng lương như lương của cán bộ viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Lương của Thẩm phán TAND cấp tỉnh có ba bậc là 60 đồng; 70 đồng; 80 đồng.
- Lương của Thẩm phán TAND tối cao có bốn bậc ngang với mức lương quản lý cấp vụ là 115 đồng; 125 đồng; 135 đồng; 145 đồng.
Năm 1985 Nhà nước thực hiện việc cải cách chế độ tiền lương. Lương của Thẩm phán TAND các cấp và ngành kiểm sát được quy định thành bảng lương riêng (Bảng lương D1/9 pháp chế, ban hành kèm theo Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1987) như sau:
Ngạch lƣơng Bậc lƣơng
Thẩm phán TAND Thành Phố trực thuộc tỉnh, TAND quận, huyện, thị xã và kiểm sát viên sơ cấp.
290 310 333 Thẩm phán TAND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và kiểm sát viên trung cấp
359 390 425 Thẩm phán TAND TC và kiểm sát viên cao cấp 463 505 550
(Riêng lương của kiểm sát viên cao cấp bậc 4 được xếp theo mức lương của Phó viện trưởng).
So sánh với bảng lương D1/4 chính trị kinh tế như sau:
Ngạch lƣơng Bậc lƣơng
Cán sự 256 272 290 310 333 359
Chuyên viên 290 310 333 359 390 425
Chuyên viên chính 425 463 505
Chuyên viên cao cấp
505 550 595
Cố vấn 644 693 743
Từ hai bảng lương trên so sánh cho thấy, lương của Thẩm phán TAND các cấp trước năm 1993 được bố trí ở bảng lương riêng, các ngạch lương đều có 3 bậc và không cao hơn bậc lương của ngạch công chức hành chính.
Từ năm 1993, Nhà nước thực hiện chế độ tiền lương mới. Tiền lương của Thẩm phán TAND được quy định tại Nghị quyết 35-
NQ/UBTVQH K9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành TAND.
Ngạch lƣơng Bậc lƣơng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thẩm phán TAND Tối cao 5,02 5,36 5,70 6,05 6,75 7,10
Thẩm phán TAND cấp tỉnh 3,62 3,88 4,14 4,40 4,66 4,92 5,44 5,70
Thẩm phán TAND cấp huyện
2,16 2,39 2,62 2,85 3,08 3,31 3,54 4,01 4,25
Bảng lương ngạch công chức hành chính (Ban hành kèm thao nghị định 25/CP ngày 23/5/1993) như sau:
Ngạch lƣơng Bậc lƣơng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chuyên viên cao cấp 4,92 5,23 5,54 5,85 6,26 6,67 7,10
Chuyên viên chính 3,35 3,63 3,91 4,19 4,47 4,75 5,03 5,31 5,60 Chuyên viên 1,86 2,10 2,34 2,58 2,82 3,06 3,31 3,56 3,81 4,06
So s¸nh hai b¶ng l-¬ng trªn th× b¶ng l-¬ng cña ThÈm ph¸n ®-îc thiÕt kÕ theo l-¬ng cao h¬n.
B¶ng l-¬ng ng¹ch ThÈm ph¸n theo NghÞ quyÕt 730/2004/NQ- UBTVQH ngµy 30/9/2004 cña Uû ban th-êng vô Quèc héi vÒ viÖc phª chuÈn b¶ng l-¬ng chuyªn m«n nghiÖp vô ngµnh Toµ ¸n; ngµnh KiÓm s¸t. B¶ng l-¬ng c¸n bé c«ng chøc Toµ ¸n nh©n d©n kÌm theo C«ng v¨n sè 37 Tæ chøc c¸n bé ngµy 27/01/2005 cña Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao.
(B¶ng l-¬ng c«ng chøc, viªn chøc lo¹i A3; B¶ng l-¬ng c«ng chøc, viªn chøc lo¹i A2; B¶ng l-¬ng c«ng chøc, viªn chøc lo¹i A1).
Nhóm ngạch, chức danh Mã ngạc h Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Vƣợt khun g Vƣợt khun g Thẩm phán TAND TC 6,20 6,56 6,92 7,28 8,00 5%
phán TAND cấp tỉnh Thẩm phán TAND cấp huyện 2,34 2,67 3,00 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98 5% 8%
Về chế độ bồi dưỡng phiên toà: Hiện nay chế độ bồi dưỡng phiên toà đang thực hiện theo Quyết định 154/TTg ngày 12/3/1996 của Thủ tướng chính phủ, áp dụng đối với những người tiến hành tố tụng và tham gia phiên toà với các mức:
15.000 đồng/ một ngày đối với Thẩm phán làm chủ toạ xét xử vụ án tại phiên toà.
10.000 đồng/ một ngày đối với Thẩm phán thư ký Toà án tham gia xét xử tại phiên toà.
Ngày 25/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 241/2006/QĐ TTg, quy định chế độ bồi dưỡng phiên toà cụ thể như sau:
- Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà được bồi dưỡng 50.000đ/một ngày xét xử.
- Thẩm phán, kiểm sát viên tham gia phiên tòa được bồi dưỡng 30.000đ/ngày xét xử...
Về phụ cấp trách nhiệm: Theo quy định tại quyết định số 171/2005/QĐ-TTG ngày 8/7/2005 của Thủ tướng chính phủ.
- Thẩm phán TAND cấp huyện mức phụ cấp 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có.
- Thẩm phán TAND cấp tỉnh phụ cấp 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có. - Thẩm phánTAND TC phụ cấp 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có.
Qua so sánh bảng lương của Thẩm phán Toà án và bảng lương của công chức hành chính thì thấy rằng mức lương của Thẩm phán Toà án các cấp đã có sự cải thiện theo hướng tăng cao hơn. Tuy nhiên, qua so sánh thấy rằng bảng lương của thẩm phán không cao hơn mức lương của ngạch công chức hành chính tương ứng, mức lương Thẩm phán huyện bằng mức lương chuyên viên; bậc lương Thẩm phán tỉnh bằng bậc lương chuyên viên chính; bậc lương Thẩm phán Toà án tối cao bằng chuyên viên cao cấp. Trong khi đó thì trách nhiệm công việc của Thẩm phán nặng nề hơn rất nhiều. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Thẩm phán ngoài lương không còn có thu nhập nào khác, trong khi đó còn có vợ, con gia đình và nhiều nhu cầu sinh hoạt khác. Vì thế cần phải có chế độ tiền lương của Thẩm phán cao hơn các ngạch lương khác thì mới bảo đảm đời sống cho Thẩm phán, nhất là đối với Thẩm phán công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì càng cần phải có chế độ, chính sách ưu tiên hơn để họ yên tâm công tác, chú trọng đến công việc và tránh các hiện tượng tiêu cực xẩy ra.
3.3.2. Bảo vệ Thẩm phán:
Thưc hiện chủ trương đổi mới tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, như trong báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại Đại hội X của Đảng đã xác định: Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tới tốc độ tăng trường khá cao và phát triển tương đối toàn diện, văn hoá và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biển tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên cũng theo đánh giá trong báo cáo thì: Tệ quan liêu,
tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng. Tội phạm và một số tệ nạn có chiều hướng gia tăng; Tai nạn giao thông gây nhiều thiệt hại về người và của. Theo thống kê của TAND TC thì hiện nay mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 vụ án các loại mà ngành phải thụ lý giải quyết.
Qua thống kê hàng năm cho thấy một số loại tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em, tội phạm về ma tuý... có chiều hướng tăng. Các tội xâm phạm về kinh tế như buôn lậu qua biên giới, lưu hành vận chuyển tiền giả, xâm phạm tài nguyên rừng, chống người thi hành công vụ... vẫn không có chiều hướng giảm. Đặc biệt là đối với những vụ án tham nhũng lớn, các vụ án liên quan đến các đường dây buôn bán ma tuý lớn, vì các món tiền siêu lợi nhuận thu được mà kẻ phạm tội trở lên liều lĩnh. Nhiều băng nhóm tội phạm nhất là ở lứa tuổi thanh niên hoạt động liều lĩnh, chúng thường sử dụng dao, kiếm thập chí cả súng và các phương tiện nguy hiểm khác để gây án và để chống lại người thi hành công vụ, nhiều trường hợp chiến sỹ Công an, kiểm lâm đã phải hy sinh tính mạng trong khi thi hành cộng vụ; một số cán bộ Thẩm phán ngành Toà án cũng bị bọn tội phạm đe doạ, hành hung, thậm chí đe doạ cài đặt bộc phá tại nhà riêng.
Ngoài ra do tác động của nền kinh tế thị trường, các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, các tranh chấp kinh tế, lao động, tranh chấp hành chính cũng diễn biến phức tạp gay gắt hơn. Bởi vì đây là những mối quan hệ trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của các đượng sự, nhất là các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế tài sản là nhà đất, các vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến tài sản là nhà đất vv... Các loại việc này thường xảy ra tranh chấp gay gắt, khiếu kiện kéo dài, thậm chí còn xẩy ra án mạng, kể cả trong nội bộ gia đình, họ hàng, rất nhiều việc xảy ra xung đột tại phiên toà. Những xung đột không chỉ đe dọa tới tính mạng, sức khoẻ của các bên đương sự mà con đe doạ ngay cả với Hội đồng xét xử,