Qua hai nhiệm kỳ thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán và hiện nay đang thực hiện nhiệm kỳ thứ 3 về việc bổ nhiệm Thẩm phán cho thấy số lượng và nhất là chất lượng đội ngũ Thẩm phán đã có bước tiến dài đáng kể. Theo báo cáo của TANDTC, tính đến thời điểm 12/2004 đội ngũ Thẩm phán của ngành TAND là 3.865 người với tỷ lệ 100% là đảng viên34 [38, tr 47, 99, 100]. Cụ thể như sau:
- Đối với Toà án nhân dân tối cao: Tổng số cán bộ công chức là 495
người, trong đó có 105 Thẩm phán. Nếu so với biên chế của TAND TC được phân bổ là 603 người, trong đó có 120 Thẩm phán thì TAND TC còn thiếu 108 người, trong đó có 15 Thẩm phán. Với trình độ chuyên môn của Thẩm phán có 15 người (14,3%) có trình độ trên Đại học, 90 người (85,7%) trình độ Đại học, trình độ lý luận chính trị: 80 người trình độ cử nhân, cao cấp, 25 người trình độ trung cấp.
- Đối với TAND cấp tỉnh: Tổng số cán bộ công chức của 64 Toà án
cấp tỉnh trong toàn quốc là 2.931 người, trong đó có 943 Thẩm phán. Nếu so với biên chế của các TAND cấp tỉnh được phân bổ là 3.599 người, trong đó có 1118 Thẩm phán thì các Toà án nhân dân cấp tỉnh còn thiếu 668 người, trong đó có 175 Thẩm phán. Trình độ chuyên môn của Thẩm phán: có 30 người trình độ trên Đại học (3,2%), 826 người (87,6%) trình độ Đại học luật, 87 người (9,2%) chưa tốt nghiệp Đại học; Về trình độ chính trị của Thẩm phán: có 416 người có trình độ cử nhân, cao cấp, 397 người trình độ trung cấp.
- Đối với TAND cấp huyện: Tổng số cán bộ công chức hiện có của 658
Nếu so với biên chế được phân bổ là 7.822 người, trong đó có 3.690 Thẩm phán thì các TAND cấp huyện còn thiếu 1.825 người, trong đó có 873 Thẩm phán. Về trình độ chuyên môn của Thẩm phán: có 23 người (0,8%) trên Đại học, 2.318 người (82,3%) Đại học luật, 476 người (16,9%) chưa tốt nghiệp Đại học. Về trình độ chính trị của Thẩm phán: có 230 người có trình độ cử nhân, cao cấp, 2.135 người trình độ trung cấp.
- Đối với các Toà án quân sự: Gồm TAQS Trung ương, TAQS Quân khu
và tương đương và 17 TAQS khu vực có đủ số biên chế được phân bổ, cụ thể: TAQS trung ương có 54 người, trong đố có 19 Thẩm phán; TAQS cấp Quân khu có 108 người, trong đó có 54 Thẩm phán; TAQS khu vực có 153 người, trong đó có 68 Thẩm phán.
+ Nếu so với các thời kỳ trƣớc năm 1992, thời điểm bắt đầu có quy định về tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ công chức Nhà nước nói chung và cán bộ công chức Toà án nói riêng theo quy định của pháp lệnh cán bộ công chức, luật tổ chức Toà án nhân dân, pháp lệnh về tổ chức Toà án quân sự và pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức Toà án, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán đã thực sự thay đổi theo chiều hướng tích cực với số lượng Thẩm phán chuẩn hoá về trình độ Đại học luật đã tăng lên đáng kể.
Đối với đội ngũ Thẩm phán TAND cấp huyện: vào thời điểm năm 1992, trong số 1373 Thẩm phán cấp huyện lúc đó chỉ có 25 người có trình độ Đại học luật, 604 người có trình độ trung cấp pháp lý, 227 người học qua các lớp luân huấn pháp lý, còn lại 292 người có trình độ sơ cấp. Đến nay, trong số gần 2700 Thẩm phán TAND cấp huyện thì số người có trình độ đại học luật chiếm trên 80%, số còn lại là có trình độ cao đẳng pháp lý hoặc đang học Đại học luật hệ tại chức.
Đối với đội ngũ Thẩm phán TAND cấp tỉnh: tại thời điểm năm 1992, trong số 619 Thẩm phán TAND cấp tỉnh có 438 người có trình độ Đại học
luật, 53 người có trình độ trung cấp pháp lý, 118 người học qua các lớp luân huấn, 10 người có trình độ sơ cấp, đến nay trong số 943 Thẩm phán TAND cấp tỉnh số người có trình độ Đại học luật là trên 90%, trong đó có 30 người có trình độ trên Đại học.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán Toà án các cấp tuy có những chuyển biến tiến bộ trên, nhưng thực tế mặt bằng đào tạo lại không đồng đều, số Thẩm phán được đào tạo chính quy về luật và nghiệp vụ xét xử chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số Thẩm phán hiện có. Trong số còn lại rất nhiều trường hợp được đào tạo theo chương trình tại chức, không tập trung vừa học vừa làm, vì vậy kiến thức pháp luật có phần bị hạn chế.
Đánh giá thực trạng đội ngũ thẩm phán qua việc thực hiện chức năng nhiệm vụ.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận của Thẩm phán Toà án các cấp đã có sự tiến bộ rõ rệt so với các nhiệm kỳ trước. Số Thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu đều có trình độ Đại học luật và đều được đào tạo về nghiệp vụ xét xử. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng Thẩm phán chưa có bằng đại học luật. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do quá trình hình thành đội ngũ cán bộ Toà án, đội ngũ Thẩm phán trong những năm trước đây được xuất phát từ nhiều nguồn cán bộ khác nhau, tiêu chuẩn về chuyên môn chưa được chú ý, quan tâm đúng mức mà chỉ chú ý đến tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức và yêu cầu có người để giả quyết công việc. Mặt khác theo quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 1993 thì cho phép cả những người có trình độ cao đẳng Toà án và tương đương có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án các cấp và thực tế nếu không bổ nhiệm những trường hợp đó thì không có nguồn bổ nhiệm Thẩm phán. Vì thế mà còn một số lượng đáng kể Thẩm phán chỉ có bằng
cao đẳng Toà án, cao đẳng kiểm sát hoặc chứng chỉ, 5 luân huấn luật. Vì vậy mà pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2002 quy định các đối tượng như trên là chưa đủ về tiêu chuẩn chuyên môn và trong nhiệm kỳ bổ nhiệm phải học tập để đạt trình độ Đại học luật.
Về kinh nghiệm và năng lực công tác: Hiện nay đa số thẩm phán TAND các cấp đã được bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ 2 nhiều trường hợp nhiệm kỳ thứ 3, cho lên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm công tác, số Thẩm phán mới được bổ nhiệm lần đầu nhưng có nhiều năm làm công tác chuyên môn nghiệp vụ và đều đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử cho nên về năng lực đều có thể đảm đương được việc giải quyết, xét xử các vụ án được giao . Qua rà soát, đánh giá chất lượng công tác và qua công tác bổ nhiệm Thẩm phán của TANDTC cho thấy có khoảng trên dưới 10% số Thẩm phán năng lực công tác yếu, có số án bị huỷ hoặc sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan từ 3-5%, số Thẩm phán này tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao, vùng sâu35[39, tr. 24].
Tuy nhiên trên thực tế thì năng lực công tác xét xử của Thẩm phán trên các địa bàn, giữa các cấp Toà án với nhau là không đồng đều, điều này thể hiện ở chỗ hiệu quả chất lượng xét xử của Thẩm phán ở các thành phố lớn cao hơn Thẩm phán ở các địa bàn khác, có Thẩm phán ở các thành phố lớn xét xử 10 - 15 vụ án/tháng trong khi đó Thẩm phán ở các tỉnh khác chỉ xét xử 1,5 - 3 vụ/tháng. Mặt khác Thẩm phán Toà án cấp huyện thường có số bản án, quyết định bị huỷ do lỗi chủ quan cao hơn so với Thẩm phán cấp tỉnh.
Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Qua công tác quản lý đội
ngũ Thẩm phán của TAND tối cao, qua việc ra soát đội ngũ cán bộ, Thẩm phán hàng năm cho thấy đại đa số Thẩm phán Toà án các cấp giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách
nhiệm cao trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, có ý thức tổ chức kỷ luật và tích cực tu dưỡng rèn luyện, trau dồi nghiệp vụ để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Đánh giá về sự thiếu sót, khuyết điểm của đội ngũ thẩm phán tại kết luận hội nghị tổng kết công tác năm 2005 và triển khai công tác 2006, Chánh án TANDTC đã nêu:
Trong một số trường hợp tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật của Thẩm phán còn yếu, không giữ vững nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, để việc tác động trái pháp luật từ bên ngoài ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án, cá biệt vẫn còn trường hợp cán bộ, Thẩm phán vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, phải xem xét, xử lý kỷ luật hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, có đơn vị để xẩy ra mất đoàn kết nội bộ, làm ảnh hưởng đến công tác của đơn vị.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến khuyết điểm thiếu sót là: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực xét xử, đặc biệt đối với các vụ việc Dân sự, vụ án hành chính của một số cán bộ, Thẩm phán còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức Toà án các cấp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, còn thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Toà án; việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ không đầy đủ, đánh giá chứng thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến quyết định sai lầm, thậm trí có những trường hợp cá biệt tiêu cực vi phạm pháp luật, làm trái công vụ.
Số lƣợng cán bộ, Thẩm phán ngành Toà án nhân dân có vi phạm bị xử lý, kỷ luật
(Theo báo cáo tổng kết và báo cáo chuyên đề các năm 2003 - 2004 - 2005 của TAND TC).
Năm 2003
Có 35 người bị xử lý kỷ luật, trong đó căn cứ 5 trường hợp bị Chánh án TAND TC quyết định cách chức Thẩm phán, 26 trường hợp khiển trách, cảnh cáo về Đảng hoặc chính quyền, 4 trường hợp bị đình chỉ công tác để điều tra về hành vi nhận hối lộ và có một tập thể Ban cán sự Đảng TAND cấp tỉnh bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
Năm 2004
Có 10 Thẩm phán TAND bị kỷ luật, trong đó đó có 3 trường hợp bị cách chức Thẩm phán dó có hành vi tiệu cực như: Nhận hối lộ, vi phạm đạo đức, sử dụng bằng giả, ra quyết định trái pháp luật.
Năm 2005
Có 21 cán bộ Toà án bị xử lý kỷ luật, trong đó có 9 Thẩm phán, trong số 21 trường hợp bị xử lý kỷ luật có 4 trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.