Thực trạng đội ngũ Thẩmphán của ngành Toà án nhân dân

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 50)

Nguyên.

Cùng với sự tái lập tỉnh Thái Nguyên từ 01/01/1997 (Được chia từ tỉnh Bắc Thái cũ thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Cạn), ngành Toá án Thái Nguyên cũng được tái lập trên cơ sở chia tách địa giới hành chính, gồm có: TAND tỉnh và 9 TAND cấp huyện (có 1 TAND thành phố Thái Nguyên, 1 TAND thị xã Sông Công và 7 TAND cấp huyện). Hàng năm bình quân toàn ngành thụ lý giải quyết khoảng 3.000 vụ án các loại, các vụ án đều được thụ lý, xét xử kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Không có vụ án nào vi phạm thời hạn xét xử do lỗi chủ quan, đặc biệt không có vụ án nào xét xử oan. Công tác xét xử đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ những thành tích công tác hàng năm nhiều tập thể và cá nhân trong ngành được tặng cờ và bằng khen của UBND tỉnh, Bộ tư pháp, Chánh án TAND tối cao, của Chính phủ. Đặc biệt năm 2004 TAND tỉnh Thái Nguyên được tặng cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ. Để đạt được những thành tích công tác như trên, do nhiều yếu tố tạo

thành như: sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân và các Tổ chức đoàn thể, sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Bộ Tư pháp, của TAND tối cao, sự phối hợp công tác với các cơ quan ban ngành, đặc biệt phải nói đến sự cố gắng nỗ lực quyết tâm phấn đấu khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức, mà nòng cốt phải nói đến đội ngũ Thẩm phán là những người có vai trò trung tâm trong hoạt động xét xử của ngành.

Thực trạng đội ngũ Thẩm phán của ngành Toà án tỉnh Thái Nguyên kể từ khi thực hiện chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo luật tổ chức TAND năm 1992 và pháp lệnh Thẩm phán về Hội thẩm TAND năm 1993 đến thời điểm 01/01/1997 khi tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, gồm có: 49 Thẩm phán, về trình độ chuyên môn: Đại học luật: 19 đồng chí, cao đẳng pháp lý: 3 đồng chí, Trung cấp và luân huấn: 21 đồng chí, sơ cấp 24 đồng chí, lý luận chính trị: trung cấp 25 đồng chí, sơ cấp: 24 đồng chí.

Đến thời điểm 01/10/2002 là thời điểm TAND tối cao quản lý về tổ chức các TAND địa phương, tổng số Thẩm phán các Toà án trong tỉnh là: 56 đồng chí; Về trình độ chuyên môn: Đại học luật: 52 đồng chí, cao đẳng pháp lý: 2 đồng chí, luân huấn + Trung cấp 1 đồng chí, sơ cấp 1 đồng chí; Về trình độ chính trị: Cử nhân 3 đồng chí, trung cấp 20 đồng chí, sơ cấp 28 đồng chí.

Tính đến 30/6/2006 đang trong thời gian thực hiện nhiệm kỳ thứ 3 chế độ bổ nhiệm Thẩm phán: ngành Toà án tỉnh Thái Nguyên có 63 Thẩm phán, 100% là đảng viên, trong đó có 20 Thẩm phán cấp tỉnh, về trình độ chuyên môn: có 61 đồng chí đại học, cao đẳng pháp lý: 2 đồng chí, 100% Thẩm phán cấp tỉnh có trình độ Đại học luật, về lý luận chính trị: Cử nhân 3 đồng chí, cao cấp: 2 đồng chí, trung cấp 36 đồng chí, sơ cấp: 13 đồng chí.

Như vậy, nhìn vào số lượng thống kê chất lượng Thẩm phán Toà án 2 cấp của tỉnh Thái Nguyên có thể thấy qua 2 nhiệm kỳ bổ nhiệm Thẩm phán và hiện nay đang thực hiện nhiệm kỳ thừ 3, số lượng Thẩm phán đã được tăng cường đầy đủ theo chỉ tiêu biên chế được giao, Từ chỗ khi tách tỉnh tháng 01/1997 Toàn ngành mới có 49 Thẩm phán, trong đó có 17 Thẩm phán cấp tỉnh và 32 Thẩm phán cấp huyện, đến nay (thời điểm 30/6/2006) đã có 63 Thẩm phán, trong đó có 20 Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, 43 Thẩm phán Toà án cấp huyện.

Về tình độ chuyên môn: Từ chỗ đa số Thẩm phán có trình độ cao

đẳng pháp lý, 5 luân huấn luật, trung cấp và sơ cấp toà án, số Thẩm phán có trình độ đại học luật chiếm số ít 19/49 = 38,7%; Qua thời gian xây dựng và phát triển đến nay số Thẩm phán có trình độ Đại học luật chiếm đa số 59/63 = 93,6%.

Về lý luận chính trị: Tại thời điểm tháng 01/1997 toàn ngành có 25

Thẩm phán có trình độ trung cấp chính trị, 21 Thẩm phán có trình độ sơ cấp chính trị, đến thời điểm 30/6/2006 có 5 Thẩm phán có tình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, có 42 Thẩm phán có trình độ trung cấp chính trị, 12 Thẩm phán đang học trung cấp lý luận.

Đánh giá về đội ngũ thẩm phán ngành Toà án Thái Nguyên qua hoạt động thực tế.

Có thể thấy rằng mặc dù số lượng Thẩm phán 2 cấp Toà án tỉnh Thái Nguyên đã tăng về số lượng, các Toà án cấp huyện đơn vị ít nhất là 3 Thẩm phán và đều đã có đủ chức danh quản lý là Chánh án và Phó Chánh án, đã đảm bảo thực hiện đủ số lượng Thẩm phán theo phân bổ của TAND tối cao. Tuy nhiên việc bổ nhiệm Thẩm phán đối với các huyện miền núi, vùng cao cũng còn có khó khăn vì nguồn cán bộ tại chỗ để bổ nhiệm Thẩm phán ít, chưa được đào tạo kịp thời, có sự hẫng hụt so với các vùng khác, trong khi đó nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán ở khu vực

Thành Phố, thị xã và các huyện Phía Nam của tỉnh (Đồng Bằng) thì dồi dào nhưng để động viên cán bộ lên công tác ở vùng miền núi, vùng cao là một vấn để cũng không phải là dễ thực hiện.

Về năng lực của đội ngũ Thẩm phán hiện không được đồng đều, cùng học với nhau, ra trường cùng nhau và được bổ nhiệm Thẩm phán cùng một đợt nhưng về năng lực thực tế không phải Thẩm phán nào cũng như Thẩm phán nào. Hơn nữa do điều kiện đất nước trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống pháp và chống Mỹ xâm lược, mặt khác cho mãi đến năm 1979 chúng ta mới chính thức có trường Đại học pháp lý đầu tiên để đào tạo ở trình độ Đại học. Chính vì thế mà để đáp ứng với yêu cầu cần có cán bộ để thực hiện nhiệm vụ, thì đa số cán bộ được tuyển dụng, điều động làm công tác Toà án của tỉnh lúc bấy giờ hầu hết chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, khi vào công tác trong ngành Toà án rồi mới được đi học những lớp bồi dưỡng, luân huấn về pháp lý với thời gian từ 3 đến 6 tháng và được coi là có trình độ sơ cấp về chuyên môn.

Cùng với việc tuyển dụng được một số ít các trường hợp tốt nghiệp trung cấp pháp lý, trung cấp Toà án, cá biệt sau này có một số ít sinh viên tốt nghiệp Đại học pháp lý của trường Đại học pháp lý Hà Nôị và khoa Luật thuộc trường Đại học tổng hợp được bổ sung cho các cơ quan Toà án, còn lại số cán bộ đang công tác được cử đi học các lớp chuyên tu do trường Đại học pháp lý Hà Nội mở, đa số đi học các lớp tại chức Đại học Luật được mở ở tỉnh và các cơ sở đào tạo khác và đây cũng chính là nguồn cán bộ để bổ nhiệm chức danh Thẩm phán. Số Thẩm phán này có ưu điểm là có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm việc chắc chắn, tuy nhiên có nhiều trường hợp xuất hiện tư tưởng bảo thủ, không chịu khó nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới, làm việc theo kiểu kinh nghiệm nhất là các Thẩm phán tuổi từ 55 trở lên. Chính vì vậy mà cho đến thời điểm hiện nay số các thẩm

phán có bằng tốt nghiệp Đại học chính quy rất ít 10/63 mà lại chủ yếu đi học Đại học luật từ trường dự bị đại học chuyển sang hoặc học chuyển đổi từ hệ cao đẳng, có đồng chí đi học theo chế độ cử tuyển, số Thẩm phán này có ưu điểm năng động, tiếp thu kiến thức mới nhanh, tuy nhiên trong công tác còn có biểu hiện chủ quan, cẩu thả dẫn đến án bị sửa, huỷ nhiều.

Hơn nữa cả một thời kỳ quá dài do áp lực công việc và việc quản lý về tổ chức cán bộ của ngành Toà án có thời kỳ địa phương quản lý, có thời kỳ TAND tối cao quản lý, có thời kỳ do Bộ Tư pháp quản lý và hiện nay TAND tối cao quản lý, cho lên việc đào đạo, quy hoạch các bộ cũng còn chưa được quan tâm, còn mang tính tình thế, chắp vá. Vì vậy mà số cán bộ, Thẩm phán chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên có hệ thống, chưa chú trọng trong việc đào tạo lý luận chính trị, nhất là về tin học, ngoại ngữ của Thẩm phán hầu như không biết, từ đó cũng có ảnh hưởng hạn chế nhất định đến hoạt động xét xử của người Thẩm phán.

Về hoạt động xét xử, qua thực tiễn công tác và kết quả rà soát, kiểm điểm công tác hàng năm thấy rằng: Chất lượng xét xử các loại vụ án cũng còn chưa được đảm bảo, tỷ lệ các loại vụ án có kháng cáo, kháng nghị bị cấp phúc thẩm và Giám đốc thẩm huỷ và sửa còn chiếm tỷ lệ đáng kể, còn có vụ án hình sự xử tuyên hình phạt đối với các bị cáo quá nhẹ hoặc quá nặng không tương xứng với tính chất của hành vi phạm tội, còn có các vụ án dân sự, nhất là các vụ án về tranh chấp đất đai còn để kéo dài vi phạm thời hạn xét xử, đường lối giải quyết còn chưa được chính xác, các đương sự không đồng tình, cá biệt có vụ phải xét xử đi xét xử lại nhiều lần dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án làm cho hiệu quả công tác xét xử chưa được cao, chưa tạo được niềm tin của nhân dân đối với Toà án. Từ những lý do trên dẫn đến làm giảm uy tín của ngành Toà án.

+ Chính sách pháp luật chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi, nhiều lĩnh vực chậm được sửa đổi bổ sung để đáp ứng với thực tế cuộc sống. Nhiều văn bản pháp luật chồng chéo nhau dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng thực hiện ở cơ sở.

+ Về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của các cơ quan Toà án còn khó khăn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Nhưng một nguyên nhân quan trọng và có tính chất quyết định đó là năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán phần nào còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là trong quá trình hội nhập, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đội ngũ Thẩm phán được coi là còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa phát huy được tính độc lập trong xét xử.

Xuất phát từ lý luận và thực trạng đội ngũ Thẩm phán Toà án nhân dân hiện nay, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, và quá trình hội nhập Quốc tế, tiến hành cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, nhất là khi chúng ta ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thì việc yêu cầu phải nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán là một đòi hỏi khách quan đây được xem là điều kiện tiền đề là giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương cải cách Tư pháp nói chung và nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử của Toà án nói riêng, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội trong việc bảo vệ công lý, quyền con người.

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ THẨM PHÁN ĐÁP ỨNG

YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu Xây dựng đội ngũ thẩm phán theo hướng nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp liên hệ vào thực tiễn của ngành tòa án tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 50)