MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 (Trang 132 - 139)

TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HÔI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (KTQT)

3.3.1. Đánh giá tiêu chuẩn môi trường sản phẩm

Các tiêu chuẩn về đóng gói: vấn đề bao bì được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Kết quả khảo sát của Bộ Công thương năm 2006 cho thấy các nhà sản xuất đều cho rằng tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa đặc biệt là hàng xuất khẩu và họ đều tán thành việc áp dụng các tiêu chuẩn về nguyên liệu đóng gói. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến hình thức bao bì mà chưa quan tâm đến khía cạnh môi trường của nó như: Bao bì có dễ thu gom hay không, có khả năng tái sử dụng được không. Hiện nay, có rất ít các doanh nghiệp ở Việt Nam biết được các thông tin và tiêu chuẩn bao bì của các nước nhập khẩu liên quan đến môi trường như nguyên liệu sản xuất bao bì, độ phân huỷ và khả năng tái sử dụng.

* Tiêu chuẩn môi trường về nhãn sinh thái: ở Việt Nam tiêu chuẩn về nhãn sinh thái cho các sản phẩm ít được các nhà sản xuất cũng như cơ quan quản lý quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp biết rất ít hoặc không biết về tiêu chuẩn này cũng như những đòi hỏi về tiêu chuẩn này trong buôn bán quốc tế, việc có được chứng nhận nhãn môi trường đối với sản phẩm ở Việt Nam là một vấn đề khó khăn. Điều này cũng dễ hiều có rất ít doanh nghiệp được cấp chứng nhận nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, do để có được chứng nhận này đòi hỏi chi phí rất cao vượt quá hiện nay của các doanh nghiệp.

* Các tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, chế biến: hiện nay, công nghệ sản xuất các mặt hàng chế biến của nước ta còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, phương pháp đánh bắt hải sản còn thô sơ. Nếu thực hiện các cam kết quốc tế, nhất là quy định của WTO, hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, thì hàng Việt Nam bị từ chối vì vi phạm các tiêu chuẩn PPM như một số trường hợp ở Thái Lan, Mê-hi- cô…

* Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chế biến đều rất quan tâm đến các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hải sản, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng hạn chế về vốn đầu tư và chi phí giá thành cao do áp dụng công nghệ xử lý độc tố và côn trùng trong sản phẩm là những khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. Vi phạm về kinh doanh thực phẩm khá phổ biến ở nước ta cụ thể: Thanh tra Bộ Y tế đều có đánh giá hàng năm về thực trạng này. Chẳng hạn, năm 2005, kết quả thanh tra cho thấy một số nôi dung vi phạm chủ yếu: 30 -50% cơ sở không công bố tiêu chuẩn chất lượng VSATTP; 34 - 60% vệ sinh cơ sở không đảm bảo; 26 - 53% cơ sở vi phạm quy chế nhãn hàng hoá; 30 - 65% cơ sở không khám sức khoẻ cho người lao động (chủ yếu cơ sở vừa và nhỏ); 28- 57% không tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP cho nhân viên trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép như sử dụng hằn the trong chế biến giò, chả chiếm trên 60%, vi phạm về kinh doanh thực phẩm như sang bao đóng gói các sản phẩm sữa nhập ngoại từ Trung Quốc không đảm bảo chất lượng…

3.3.2. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường trong quy hoạch kinh tế –

xã hội

Chiến lược xây dựng bảo vệ môi trường của doanh nghiệp: ở nước ta các công ty chưa thật sự quan tâm đến công tác xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường, nếu có làm chỉ mang tính đối phó, biện pháp bảo vệ khá sơ sài. Theo kết

quả điều tra 760 doanh nghiệp do Bộ Công thương tiến hành năm 2008 trong phần trả lời câu hỏi “doanh nghiệp bạn có xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển của mình hay không” chỉ có 15% các doanh nghiệp trả lời là có, 52% để trống và còn lại trả lời không.

Công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM): tại Việt Nam công tác đánh giá tác động môi trường là một trong những công việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp theo yêu cầu của Luật pháp là phải ĐTM. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định này, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, khách sạn, các chợ, khu giết mổ phi tập trung. Trong số 31 doanh nghiệp được khảo sát tại khu công nghiệp Mai Động - Vĩnh Tuy chưa có doanh nghiệp nào lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, chỉ có 3/31 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải.

Đánh giá công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát của các doanh nghiệp: việc tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý môi trường ở các doanh nghiệp. Hoạch định chính sách, mục tiêu và công tác đánh giá tác động môi trường, cùng với tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sat tạo thành hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp điều tra, công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các sự cố môi trường, chưa có một doanh nghiệp nào có một bộ phận chuyên trách về môi trường. Trình độ chuyên môn và nhận thức về môi trường của các cán bộ ở bộ phận kỹ thuật còn rất hạn chế. Ở các nước phát triển những người làm việc tại bộ phận môi trường thường là những các bộ có trình độ chuyên môn cao, đã qua đào tạo về lĩnh vực quản lý hoặc kỹ thuật về môi trường.

3.3.3. Giáo dục ý thức cộng đồng và nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và chủ đầu tư

Mở các chiến dịch đào tạo và tuyên truyền về ý nghĩa bảo vệ môi trường, phổ biến các quy định và tiêu chuẩn môi trường Quốc tế cho các nhà quản lý và các chủ đầu tư như quy định liên quan đến môi trường của WTO (TBT, TRIPs…) và các hiệp định đa biên có liên quan đến thương mại (CBD, CTES, công ước Basel…)

Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và thay đổi sở thích tiêu dùng hàng hoá theo hướng có lợi cho môi trường như ưa dùng sản phẩm được dán “nhãn hiệu xanh”, dùng khí đốt hoặc năng lượng mặt trời thay cho việc dùng than hay điện làm nhiên liệu cho sinh hoạt.

Mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững, trong đó chú trọng đến các quy định thương mại liên quan đến thương mại của WTO và các Hiệp định môi trường đa phương (MEAs). Nâng cao trình độ của cán bộ làm thương mại và đàm phán thương mại về mối quan hệ giữa thương mại tự do và môi trường, từ đó giúp họ có lý lẽ đấu tranh vì lợi ích quốc gia trong những cuộc họp và thảo luận quốc tế về thương mại, hạn chế những quyết định có thể làm thua thiệt đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

Tìm kiếm thông tin và điều kiện dễ dàng để kiểm nghiệm các sản phẩm bị cấm trên thế giới và hậu quả môi trường của chúng, đồng thời phổ cập các thông tin nói trên cho các Bộ, ngành hữu quan, nhất là các cơ quan điều hành xuất nhập khẩu và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức và tình hình buôn bán các sản phẩm nguy hại đối với môi trường và đối sách của các nước, từ đó tìm ra biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

3.3.4 Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Hình thành các chính sách toàn diện về tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập.

Xây dựng các tiêu chuẩn có thể cạnh tranh với các tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với điều kiện trong nước.

Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo và các doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong việc xây dựng tiêu chuẩn và các quy định quản lý để có thể bắt buộc doanh nghiệp thực hiện mội cách có hiệu quả, tránh tình trạng áp đặt hoặc xây dựng tiêu chuẩn không dựa trên những chứng cứ khoa học.

Tăng cường cơ sở hạ tầng trong nước như các cơ sở đào tạo, thử nghiệm và cấp chứng nhận. Nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo, trung tâm thử nghiệm cũng như các tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn.

Mở rộng mạng lưới quốc gia và khu vực về các phòng thử nghiệm cũng như tăng cường sự phối hợp khu vực để tổ chức chứng nhận và thử nghiệm.

Tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và chuyên gia của các tổ chức tiêu chuẩn, môi trường quốc tế đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Các tổ chức quy chuẩn của Việt Nam cần có kế hoạch cho từng giai đoạn để các nhà quản lý, các doanh nghiệp tiếp cận với các hệ thống Quy chuẩn quốc tế.

3.3.5. Đổi mới công nghệ và thúc đẩy hợp tác giữa nhà nước với doanh nghiệp

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới để chế biến và đóng gói các sản phẩm thân thiện với môi trường. Phát triển công nghệ sạch (các trung tâm của UNEP/UNIDO). Nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các công nghệ cao nâng tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

Nhà nước cần có chính sách định hướng phát triển doanh nghiệp theo hướng cải thiện chất lượng môi trường của sản phẩm và quá trình sản xuất. Có chính sách khuyến khích việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp có sản phẩm và quá trình sản xuất thân thiện với môi trường như trong việc vay vốn, hỗ trợ thông tin và các dịch vụ hỗ trợ khác

Việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường và quy định môi trường không thể xem là công việc chỉ thuộc về phía doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn và quy định trong nhiều trường hợp tuy là bắt buộc nhưng phải doanh nghiệp ủng hộ thì việc thực hiện mới có hiệu quả. Các cơ quan quản lý môi trường cần tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn để trợ giúp khâu đánh giá những tác động có thể ảnh hưởng đến hiệu

quả kinh doanh khi áp dụng công nghệ mới. Việc áp dụng nên tiến hành từ thấp lên cao và thi điểm sau đó nhân rộng dần.

3.3.6 Tận dụng đầy đủ quyền nhận xét dự thảo tiểu chuẩn môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế

- Quy hoạch các vùng kinh tế nhằm hạn chế đến mức tối đa khai thác bừa bãi các sản phẩm đa dạng sinh học và có sự phối hợp giữa các cơ quan lập kế hoạch và nhân dân vùng có tài nguyên trong việc lập quy hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đưa các chi phí môi trường vào đánh giá sản phẩm để hạn chế việc sử dụng các nguồn tài nguyên liên quan đến môi trường.

- Khyến khích các ngành ô nhiễm thành lập quỹ bảo vệ môi trường, góp phần giảm tác động môi trường của quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, đồng thời hỗ trợ những dự án đầu tư xử lý ô nhiễm và bảo đảm ngững yêu cầu quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Hợp nhất các mục tiêu môi trường vào công tác kế hoạch hóa của quốc gia, các ngành, các địa phương, đưa vấn đề môi trường vào trong các dự án phát triển kinh tế, xã hội.

- Cải tiến các sắc thuế và biểu thuế xuất nhập khẩu nhằm làm tăng độ mở của nền kinh tế, tăng tốc độ hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng thương mại thế giới, đồng thời vừa khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vừa ngăn chặn tình trạng ô nhiễm và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

- Có chính sách hỗ trợ và kiểm soát đặc biệt đối với các ngành mà việc phát triển có tác động trực tiếp đến môi trường như: nông nghiệp, khai thác, hải sản, lâm sản, khoáng sản…

- Khuyến khích các nhà sản xuất, đặc biệt là những ngành xuất khẩu áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Đây là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường,

đồng thời góp phần hạn chế những tác động môi trường do thương mại gây ra. Trước mắt, cần nghiên cứu áp dụng các vấn đề của Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 tại một số doanh nghiệp điểm và sẽ nhân rộng ra các đơn vị sản xuất khác. Đồng thời mở các lớp đào tạo, tập huấn cho các đơn vị, đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn có đủ trình độ để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường, đào tạo đánh giá viên cho việc chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường…

- Sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.

3.3.7. Đầu tư đổi mới công nghệ quản lý, kiểm tra giám sat, sản xuất

- Cải tiến, nâng cao kỹ thuật của các trang thiết bị xử lý chất thải để nâng cao hiệu quả của công tác này, góp phần hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

- Thay đổi công nghệ độc hại gây ô nhiễm bằng công nghệ sạch ít gây ô nhiễm hơn hoặc không gây ô nhiễm.

- Đầu tư công nghệ xử lý chất thải theo hai hướng: khuyến khích nghiên cứu thiết kế các thiết bị, dây chuyền công nghệ có thể sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trường; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, pha loãng chất thải.

- Nhập khẩu các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, có chọn lọc kỹ lưỡng, ưu tiên các công nghệ nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, các công nghệ sạch, ít ô nhiễm môi trường.

- Thu hồi và tái sử dụng một số chất thải rắn đặc thù trong một số cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các cơ sở dệt may, các nhà máy sản xuất thuốc lá, cao su…

Thông qua việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại để phân loại cụ thể mức độ gây ô nhiễm môi trường

của từng cơ sở sản xuất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường không thể khắc phục được có thể mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, thay đổi công nghệ mới hoặc thậm chí buộc ngừng sản xuất…

Đối với những cơ sở gây ô nhiễm ở mức độ thấp nhất có hơn có thể tìm hướng khắc phục bằng việc cải tiến công nghệ, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, thu lệ phí với các hoạt động gây ô nhiễm, đánh thuế vào một số sản phẩm gây ô nhiễm.

Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, từng bước chuyển sang sản xuất sạch, tiến tới phổ cập tiêu chuẩn ISO 14000 ở tất cả các doanh nghiệp, mở rộng việc dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản phẩm có liên quan đến môi trường.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 (Trang 132 - 139)