Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản của quy hoạch KT-XH

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 (Trang 33 - 36)

Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những trả thù ghê ghớm của thiên nhiên, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ các yếu tố của môi trường nhằm ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Trong các biện pháp mà Nhà nước sử dụng, pháp luật đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó có biện pháp quy hoạch, đánh giá tác động môi trường nhằm bảo vệ môi trường. Sự xuất hiện và vai trò ngày càng tăng của các quy định pháp luật về môi trường kể từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường là sự biểu hiện rõ nét về sự cấp bách của vấn đề môi trường, từ đó dẫn đến hệ quả tất yếu là phải nâng cao công tác quy hoach, kiểm soát ô nhiễm, suy toái và sự cố môi trường.

Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tình trạng môi trường đang thay đổi theo chiều hướng xấu diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi của mỗi quốc gia. Vì vậy, công tác quy hoạch, kiểm soát môi trường ở các vùng, khu vực, ngành đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tổng hợp và hệ thống quy hoạch bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Việc khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng và khoáng sản thiếu quy hoạch, khai thác không tính đến khả năng tái sinh các nguồn tài nguyên này đã dẫn đến những huỷ hoại nghiêm trọng về môi trường. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX thông qua và vấn đề môi trường được nhấn mạnh: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đồng thời Nghị quyết số 41- NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã nhẫn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế”.

Mọi hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến môi trường dù trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng tốt hay xấu là hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi mục đích của con người, dù chỉ tồn tai song vấn đề môi trường vẫn chịu sự tác động của con người. Đặc biệt, hiện nay nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, số lượng các ngành kinh tế tăng nhanh, các nhà máy, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, sân bay, bến cảng…ngày càng tăng nhanh về số lượng, với những nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường như vậy nếu không có biện pháp kiểm soát, quy hoạch, quản lý hiệu quả thì những nguy cơ trên sẽ để lại những thảm hoạ về môi trường mà không dễ gì khắc phục. Do đó, tại điều 24 LBVMT năm 2005 quy định: “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình phải có bản cam kết bảo vệ môi trường”. Hiện nay, moi hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cá nhân, hoặc quy mô hộ gia đình yêu cầu phải có bản cam kết bảo vệ môi trường và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xâm hại tới môi trường, đây là chế định mới và mang tính bắt buộc nhằm bảo vệ môi trường nâng cao ý thức môi trường cho các cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi sau nhiều năm Nhà nước ta buông lỏng hoặc quản lý không hiệu quả đã dấn đến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt ở các khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…. Đứng trước thực trạng này, không để tình trạng trên ngày càng xấu hơn Lụât BVMT năm 2005 đa quy định: “các chủ dự án kinh tế trước khi được cấp giấy phép và đi vào hoạt động phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thì mới được cấp giấy phép hoạt động”, đây là một khâu mang tính bắt buộc trong các dự án. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không đạt tiêu chuẩn theo quy định chung của nhà nước thì dự án đó không được phê duyệt cho dù các yếu tố khác có đáp ứng đủ yêu cầu. Ngoài ra, điều 4 Nghị định số 140/2006/NĐ- CP nhấn mạnh: “Việc bảo vệ môi trường nhất thiết phải được coi trọng, xem xét, cân nhắc ngay từ khi hình thành ý tưởng, định hướng phát triển và quán triệt xuyên suốt quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững đất nước cả về kinh tế xã hội và môi trường. Không vì lợi ích trước mắt mà để lại những hậu quả nghiêm trọng, lâu dài về môi trường. Như vậy, vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, bởi đây là vấn đề mang tính sống còn chiến lược của nước ta hiện nay, thực trạng môi trường nước ta tuy chưa đến mức báo động đỏ nhưng nếu chúng ta không bắt tay ngăn chặn, giải quyết ngay ngày hôm nay thì sẽ quá muộn để ngăn chặn thảm hoạ môi trường mà do chính con người tạo ra.

Tuy nhiên, để công cụ này phát huy tối đa hiệu quả đòi hỏi các cơ quan nhà nước đặc bịêt là cơ quan chuyên nghành cần cố sự thống nhất quản lý từ trung ương xuống địa phương, hệ thống pháp luật phải đồng bộ và mang tính khả thi, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường phải có trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp, đồng thời cần phải trang bị những thiết bị khoa học, kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, bên cạnh

đó cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công bố thông tin về môi nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ dự án và toàn thể cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)