Tình hình chăn nuôi ở Thành phố cần Thơ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 30)

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.5: SỐ LƯỢNG GIA súc, GIA CẰM CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ NĂM 2006- 2008

\---1

---/ 1

---

Nhìn chung, trong những năm gần đây, cơ cấu ngành chăn nuôi có sự thay đổi nhưng không lớn. Chủ yếu vẫn là tỷ lệ nuôi gia cầm ngày càng tăng lên. Còn các loại trâu, bò thì đang có xu hướng giảm. Có hiện tượng này chủ yếu do: ngày nay nông dân đã giảm đi việc sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Vì vậy, cũng ngày càng ít hộ còn chăn nuôi trâu, bò. Tỷ lệ đàn gia cầm ngày càng gia tăng có thể là do: gia cầm có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, dễ thu lợi nhuận. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm nên tốc độ tăng qua các năm không cao.

Tính đến cuối năm 2008, đàn bò của thành phố là 5.300 con, giảm 1.000 con so với năm 2006; đàn heo là 125.100 con, giảm 42.200 con so với năm 2006. Hiện nay, Thành phố cần Thơ đang ưên đà phát triển với sự đầu tư về công nghiệp nhiều hơn, chính vì thế mà sản lượng gia súc giảm qua các năm; gia cầm là 1.894.000 con, tăng 324.000 con so với năm 2006.

3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA vụ HÈ THU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.6: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA yụ HÈ THU CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ NĂM 2006- 2008

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008

Qua bảng 3.6, ta thấy trong năm 2007, diện tích trồng và sản lượng đều giảm xuống mặc dù tỷ lệ này không lớn lắm. Tuy nhiên năng suất lúa trong năm 2007 vẫn tăng. Có tình trạng này là do thực tế tốc độ giảm của sản lượng không vượt quá tốc độ giảm của diện tích gieo trồng. Đây là một sự thay đổi quan trọng. Nó thể hiện sự tiến bộ của nông hộ trong sản xuất lúa vụ hè thu. Mặc dù giảm diện tích nhưng sản lượng và năng suất không giảm quá lớn (diện tích năm 2007 so với năm 2006 giảm 10,17%, sản lượng chỉ giảm 4,82%). Do đó, sang năm 2008, diện tích trồng cũng như sản lượng bắt đầu có sự thay đổi một cách tích cực hơn: cả diện tích và sản lượng đều gia tăng với tỷ lệ lần lượt là: 10,53% và 14,31%. Tuy vậy, khi ta xét đến yếu tố năng suất. Ta dễ dàng nhận thấy năng suất qua các năm vẫn tăng nhưng giai đoạn 2007-2008 có tốc độ tăng thấp hơn giai đoạn 2006-2007. Vụ hè thu là vụ chuyển giao khí hậu giữa hai mùa, nên ít nhiều trong vụ này cũng bị ảnh hưởng bất ổn của thời tiết làm cho năng suất thay đổi (nhất là sự ảnh hưởng của những cơn lũ).

Luận văn tôt nghiệp

CHƯƠNG4

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU Ở THÀNH PHỐ CÀN THƠ

4.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG Hộ

Thông qua những mẫu số liệu đã thu thập được, ta có được tình hình chung

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

4.1.1. Nhân khẩu

Qua bảng 4.1 ta thấy số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ là 5,035 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động trung bình là 4,189 người/ hộ, số lao động nữ chiếm tương ứng là 2,13 người/ hộ và số lao động nam là 2,059 người/ hộ. Lao động là một yếu tố quan trọng, đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa. Sử dụng lao động một cách họp lý sẽ tạo ra được một kết quả sản xuất tốt. Nhìn chung qua bảng 4.1, với số lượng người trong độ tuổi lao động sẵn có trong gia đình chính là một ưu thế - là nguồn nhân lực đáng kể trong sản xuất, làm giảm được chi phí thuê mướn lao động cho nông hộ và làm cho thu nhập của họ tăng lên. Tuy nhiên, so với mức trung bình là 4,189 người thì mức cao nhất là 10 và mức thấp nhất là 1. Có sự chênh lệch khá lớn

Luận văn tốt nghiệp

này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nông hộ trong việc sử dụng lao động, cũng như tạo ra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ.

4.1.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm được tính là số năm mà người nông dân đã trồng lúa. Trên thực tế, mỗi nông hộ có cách khác nhau trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Từ đó sẽ đúc kết thành kinh nghiệm riêng. Kinh nghiệm cũng là một yếu tố góp phần thay đổi kết quả sản xuất. Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm trong việc sử dụng thuốc, chăm sóc, sử dụng giống, bón phân... số năm kinh nghiệm trung bình là 30,46 năm., với số năm kinh nghiệm cao nhất là 75 năm và thấp nhất là 2 năm. Qua những số liệu này, nhìn chung ta có thể thấy rằng cũng có sự chênh lệch giữa các hộ khá lớn. Những hộ có năm kinh nghiệm trồng lâu hom thì có thể sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ còn lại.

Tập huấn là một trong những yếu tố quan trọng, thực sự có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh tế. Nếu được tập huấn theo một chương trình phù họp và tham gia tích cực thì khả năng gia tăng hiệu quả kinh tế của các nông hộ là khá cao. Tuy nhiên qua số liệu điều tra thì trong tổng số nông hộ được phỏng vấn thì chỉ có

Luận văn tốt nghiệp

huấn có số nông hộ tham gia đông nhất (57,86%). Tuy nhiên, chỉ số ít nông hộ áp dụng theo đúng chương trình hướng dẫn, phần lớn các hộ nông dân chỉ trồng trọt theo kinh nghiệm của bản thân. Bên cạnh đó, do công tác hướng dẫn, tuyên truyền còn hạn chế, chưa thực sự thuyết phục nên hầu như có rất ít nông hộ chấp nhận tham gia tập huấn. Vì vậy, nếu như nông dân được tập huấn theo đúng nguyên tắc và có được sự hướng dẫn cụ thể của cán bộ khuyến nông có thể hiệu quả sản xuất của nông hộ sẽ đạt được cao hơn.

4.1.4. Diên tích đất

Đồ thị 4.2 Cơ cấu đất trồng của nông hộ.

Một yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất là đất đai. Thông thường các hộ có diện tích lớn sẽ có thu nhập cao trong việc trồng lúa. Diện tích đất trung bình là: 0,746 ha/ hộ. Trong đó, diện tích trồng lúa chiếm: 75,73%- chứng tỏ lúa là cây trồng chính của vùng. Phần diện tích còn lại chủ yếu là trồng hoa màu, trồng vườn. Phần diện tích này chỉ bằng khoảng 1/3 tổng diện tích đất của nông hộ. Lúa là loại cây trồng mang lại thu nhập chính cho người dân ở vùng này. Các loại cây trồng khác được trồng chỉ là một cách tận dụng diện tích đất trống của mỗi nông hộ. Lúa vẫn là một thế mạnh của vùng. Hơn nữa ở vùng này hạng đất phần lớn là

SL ĐG SL ĐG SL ĐG (nghìn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SL ĐGSL ĐGSL ĐGSL ĐG (nghìn

Luận văn tốt nghiệp

4.1.5. Mùa yụ

Lúa là loại cây trồng chính và người dân thường sử dụng những mô hình kết hợp như: 2 lúa- 1 màu, lúa- cá.... Tại khu vực phỏng vấn phần lớn nông hộ trồng lúa theo mô hình độc canh 3 vụ lúa. Bên cạnh đó cũng có một số hộ theo khuyến cáo của các chuyên gia nên không canh tác hết 3 vụ mà họ chỉ canh tác 2 vụ hoặc một vụ, khoảng thời gian đó thường được tận dụng để trồng hoa màu, tạo thêm thu nhập; đồng thời để có đủ thời gian để đất đai khôi phục lại độ phì nhiêu. Riêng vụ hè thu thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 (âm lịch).

4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG

TRỒNG LÚA

Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.2.1. Phân tích chi phí

4.2.I.I. Chỉ phí lao động

Khi xét đến chi phí lao động thường bao gồm: chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình. Tại Cần Thơ, các khâu như: xới đất, cắt, suốt.. .là những khâu cần thuê mướn lao động. Tuy nhiên tại địa bàn phỏng vấn, người dân thường không trả tiền thuê mướn lao động theo ngày công mà thường được giao khoán theo diện tích lúa (thường được tính theo công), trung bình các nông hộ thường phải trả khoảng từ 80 nghìn đồng/công đến 100 nghìn đồng/công (tức là khoảng 620 nghìn đồng/ha đến 770 nghìn đồng/ha).

Số ngày công lao động gia đình trung bình được tính bằng trung bình của tổng ngày công lao động gia đình được sử dụng trong các khâu như: ủ giống, làm cỏ, gieo hạt, bón phân, xịt thuốc,... Trong vụ hè thu tại địa bàn nghiên cứu thì trung bình mỗi hộ có công lao động trung bình là 18,85 ngày. Đối với những hộ có diện tích trồng lúa nhỏ thì số ngày công này sẽ lớn hơn những hộ có diện tích trồng lúa lớn. Bởi vì thông thường những hộ có diện tích canh tác nhỏ, họ có thể tận dụng lao động gia đình- có đủ khả năng để tự mình lao động trên diện tích nhỏ. Còn với các hộ có diện tích lớn thì chỉ với lực lượng lao động gia đình khó có thể đáp ứng được nhu cầu lao động, nhất là trong giai đoạn thu hoạch.

Luận văn tốt nghiệp

4.2.1.2. Chi phí giống

Bảng 4.2: CHI PHÍ GIỐNG TRUNG BÌNH TRÊN HA

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Thành phố cần Thơ, 2010

Giống là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh huởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của mỗi nông hộ. Việc lựa chọn giống canh tác rất quan trọng. Để lựa chọn một loại giống cần phải quan tâm tới các đặc tính của giống như: năng suất cao, kháng được sâu bệnh, độ dẻo của gạo ... Tuy nhiên, tại vùng nghiên cứu, hầu hết các nông hộ đều lựa chọn giống canh tác dựa trên kinh nghiệm bản thân. Hầu hết các nông hộ đều chọn giống lúa 504 để gieo trồng (chiếm 66,14%). Lý do các nông hộ chọn giống 504 để canh tác là: cho năng suất cao, có khả năng kháng bệnh. Mặc dù có những đặc tính như vậy nhưng trên thực tế chất lượng gạo lại không ngon. Các loại giống nguyên chủng được mua từ các trung tâm khuyến nông, các viện nghiên cứu thường có chất lượng cao, nhưng các hộ nông dân thường không mua giống nguyên chủng mà họ sử dụng giống của vụ trước để gieo sạ cho vụ sau. Tuy họ sẽ tiết kiệm được chi phí mua giống (thông thường giống nguyên chủng có giá khá cao) nhưng vì sử dụng cùng một loại giống qua thời gian dài nên xảy ra tình trạng thoái hóa giống (đây là tình trạng phổ biến và có ảnh hưởng nặng nề cho phát triển nông nghiệp), năng suất ngày càng thấp, chất lượng giảm.

4.2.I.3. Phân bón

Phân bón là phần không thể thiếu để thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng. Trong quá trình trồng lúa, nông dân ở cần Thơ thường dùng các loại phân như: NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, Urê (46%), DAP (18-46-0), Kali muối ớt (55%), lân (16%)

- Phân đạm (N): là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao của cấy, số chồi, kích thước lá.

Luận văn tốt nghiệp

-Phân lân (P): có tác dụng tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rể phát triển, tăng phẩm chất hạt (phân lân chứa 16% p nguyên chất).

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

Ở bảng 4.3 là lượng nguyên chất và giá của loại phân N, p, K nguyên chất. Trên một ha đất, ở cần Thơ sử dụng 303,8 kg phân NPK, trong đó tỷ lệ N, p, K lần lượt là 35,33% - 22,26%- 42,41%. Lượng phân bón cũng còn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Ở khu vực phỏng vấn, đất chủ yếu được xếp loại tốt nhưng phần lớn các nông hộ đều sử dụng liều lượng phân dựa vào kinh nghiệm hoặc học hỏi từ người khác, chứ không theo một nguyên tắc nhất định. Hơn nữa trong vụ hè thu lượng phân bón sẽ được sử dụng nhiều hơn vụ đông xuân, do đất đai bắt đầu bạc màu và độ phì nhiêu bắt đầu giảm. Liều lượng mà nông dân sử dụng chưa đúng với mức hướng dẫn kỹ thuật nên năng suất lúa chưa cao.

Luận văn tôt nghiệp

Đồ thị 4.3 Cơ cấu sử dụng phân bón trung bình trên ha của nông hộ 4.2.1.4. Thuốc nông dược

Thuốc nông dược bao gồm 4 loại thuốc: thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc dưỡng. Trong hoạt động trồng lúa ở cần Thơ thì thuốc trừ sâu, thuốc bệnh có

Bảng 4.4: CHI PHÍ THUỐC NÔNG DƯỢC TRUNG BÌNH TRÊN HA

---*---7— í---7---r *--- - -

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

Luận văn tốt nghiệp

Đây là lượng thuốc thực tế mà người nông dân sử dụng. Lượng thuốc nông dược sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình sâu bệnh của vùng. Nếu năm nào vùng có nhiều sâu bệnh thì lượng thuốc sâu và thuốc bệnh chắc chắn sẽ nhiều. Bên cạnh đó, khi mua thuốc nông dược, người nông dân thường được bán những loại thuốc mà theo người bán thì loại thuốc đó hữu hiệu. Dựa vào hướng dẫn ưên nhãn của các loại thuốc và kinh nghiệm của chính mình là chủ yếu mà người nông dân đưa ra liều lượng thích hợp cho mộng lúa của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.4 thể hiện giá trung bình của mỗi loại thuốc nông dược. Tuy nhiên trên thực tế tồn tại số nông hộ không mua được thuốc nông dược với giá này. Điều này phụ thuộc vào việc người nông dân thanh toán liền hay để đến cuối vụ thu hoạch sẽ thanh toán. Ở địa bàn nghiên cứu thì việc trả sau một loại thuốc nào đó người nông dân sẽ phải chịu thêm mức lãi suất khoảng 3-5%/tháng. Đây là phần chi phí dôi dư làm cho chi phí sản xuất tăng lên khá cao, làm cho mức hiệu quả trong kinh tế của các nông hộ bị giảm đi ít nhiều.

4.2.1.5. Chi phí khác

Đất đai tại khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có hệ thống kênh rạch- nguồn thủy lợi phong phú. Do đó, các nông hộ thường không phát sinh chi phí tưới tiêu. Trong phạm vi bài nghiên cứu này chi phí này sẽ được tính chung vào chi phí khác. Bên cạnh đó, như đã trình bày ở phần 4.2.1.1, chi phí lao động thuê cũng sẽ được tổng hợp vào chi phí khác. Vì vậy, chi phí khác bao gồm các loại chi phí như: chi phí thuê lao động, làm đất, cắt, suốt, vận chuyển, tưới tiêu. ...

Bảng 4.5: CHI PHÍ KHÁC TRUNG BÌNH TRÊN HA

Nguồn: Sổ liệu điều tra thực tế tại Thành phố cần Thơ, 2010

Dựa vào bảng 4.5, ta thấy rằng chênh lệch giữa các hộ là khá cao. Tuy nhiên

Luận văn tốt nghiệp

quy mô sản xuất cũng tăng lên, đồng nghĩa YỚi việc các nông hộ sẽ cần thuê mướn thêm lao động, chi nhiều hơn cho các khâu khác như: khâu thu hoạch, vận chuyển... Ngoài ra, các nông hộ tại cần Thơ hầu hết đều có sân phơi lúa rộng rãi nên không tiêu tốn thêm chi phí phơi sấy.

4.2.1.6. Tổng họp chỉ phí sản xuất

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

Qua bảng 4.6, chi phí cho phân bón là chiếm tỷ lệ cao nhất (45,61%), tiếp đó là chi phí thuốc nông dược (23,87%). Mặc dù, chi phí khác gồm nhiều khoản chi phí

khác nhau nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn chi phí phân bón, cũng như thuốc nông dược.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 30)