Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 26)

Thảm thực vật của cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát, ... Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng, ... về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa, ... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất...

3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẢN THƠ 3.2.1. Dân số và lao động

Theo kết quả điều tra năm 2008, cần Thơ có 1.171.100 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 913.458 người, chiếm 78% dân số. số người có khả năng lao động chiếm trên 98,2% tổng số lao động trong độ tuổi. Điều đó chứng tỏ lực lượng lao động khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc, đông nhất là dân

Luận văn tốt nghiệp

- Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang

- Quốc lộ 1A, từ càn Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Quốc lộ 1 bị ngăn cách bởi sông Hậu, một bên là Vĩnh Long, một bên là TP Cần Thơ. Việc giao thông giữa 2 bờ phụ thuộc vào phà cần Thơ.

Cầu càn Thơ đã được khánh thành vào ngày 24/04/2010, thay thế phà cần Thơ. Phương tiện giao thông đường bộ phong phú. Hiện nay có 4 công ty taxi và 6 công ty xe khách đang hoạt động.

3.2.2.2. Đường thủy

Cần Thơ nằm bên bờ phía nam sông Hậu, một bộ phận của sông Mê Kông chảy qua 6 quốc gia, đặc biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến cần Thơ dễ dàng. Ngoài ra, tuyến cần Thơ - Xà No - Cái Tư là cầu nối quan trọng giữa TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau.

Cần Thơ có 3 bến cảng:

Luận văn tốt nghiệp

3.2.2.5. Điện

Cần Thơ có Nhà máy nhiệt điện cằn Thơ có công suất 200 MW, đã hòa vào lưới điện quốc gia. Hiện tại, đang xây dựng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn có công suất giai đoạn đầu là 600 MW, sau đó sẽ được nâng cấp lên 1.200 MW.

3.2.2. Ó. Viễn thông

Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố cần Thơ gồm 1 bưu điện trung tâm, 4 bưu điện huyện đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa cần Thơ với các nước trên thế giới.

3.2.3. Kinh tế

Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 15,5%- đây là một tỷ lệ khá cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ nghèo 6,04%.

3.2.3.1. Nông nghiệp

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cần Thơ có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển đất làm lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây công nghiệp; hoặc trồng lúa nhưng thực hiện luân canh, xen canh tăng giá trị trên một đơn vị diện tích.

Trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp ở cần Thơ là 7,82%. Diện tích cây lúa toàn vùng là 218.600 ha, tổng sản lượng lúa đạt 1.198.500 tấn; tổng sản lượng cây ăn trái đạt gần 590.000 tấn, tăng 230.000 so với năm 2006; sản lượng thủy hải sản đánh bắt năm 2008 là 6.121 tấn, sản lượng thủy sản đang

Luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, về cơ bản, đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm cần Thơ ,Cantho Software Park cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

3.2.3.3. Thương mại - Dịch vụ

Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội, ... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng lớn trên khắp cả nước tại Thành phố cần Thơ như Vietcombank, Eximbank, Sacombank, Maritime bank, SeaBank, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, VietinBank, HSBC, ...

3.2.4. Văn hóa xã hôi

Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện tích cực. Đến cuối năm 2008, toàn thành phố còn khoảng 6,04% hộ nghèo. Đến năm 2008, thu nhập bình quân đầu người là 2.070,4 nghìn đồng (tăng khoảng 19,57% so với năm 2007)

Trên lĩnh vực giáo dục có nhiều tiến bộ. Tính đến năm 2008 toàn thành phố đã hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Lượng học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tăng mạnh. Thành phố còn quan tâm phát triển các trường dạy nghề để đáp ứng nguồn nhân lực đang còn thiếu ở thành phố.

Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức cần Thơ (đang được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ). Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao Đẳng cần Thơ, trường Cao Đẳng kinh tế đối ngoại, trường Cao Đẳng Y tế, trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao Đẳng nghề, trường Cao Đẳng cơ điện và nông nghiệp nam

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.1: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦATHÀNH PHỐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố cần Thơ, 2008

Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp của Thành phố cần Thơ qua các năm bắt đầu có sự giảm nhẹ. Mặc dù ta thấy từ năm 2007 đến 2008 giá trị này tăng lên nhưng chỉ khoảng 0,63%, rõ ràng so với năm 2006 thì giá trị này không giữ

Đồ thị 3.1 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố cần Thơ

qua các năm 2006- 2008

Luận văn tốt nghiệp

trong cơ cấu của ngành. Trong khi đó, giá trị của lĩnh vực chăn nuôi giảm dằn do những năm 2006- 2008 liên tục xảy ra các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (như: heo tai xanh, cúm gia cầm...). Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi. Mặc dù tỷ lệ tăng không nhiều nhưng cũng chứng tỏ rằng kinh tế của Thành phố đã có những dấu hiệu thay đổi.

3.3.1. Tình hình trồng trọt ở Thành phố cần Thơ

Bảng 3.2: DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG NĂM 2006- 2008

Nguồn.' Niên giám thống kê thành phố cần Thơ, 2008

Qua bảng 3.2 ta thấy rằng diện tích của các loại cây lương thực đang có xu hướng giảm. Nếu lấy năm 2006 là mốc thời gian thì năm 2007, diện tích đã giảm khoảng 6,71% và năm 2008 giảm 1,79%. Để giải thích cho thực trạng này ta có thể thấy rằng qua các năm, Thành phố cùng với cả nước thực hiện chủ trương công nghiệp hoá nên diện tích đất đai được sử dụng để phục vụ cho công nghiệp (xây các nhà máy, khu quy hoạch...) tăng. Đồng thời, người dân có xu hướng chuyển sang lao động ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ nên cũng phần nào giảm diện tích gieo trồng do thiếu nguồn nhân lực. Nhìn chung so với năm 2006 thì diện tích trồng cây lương thực có xu hướng giảm nhẹ nhưng riêng diện tích trồng lúa vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng diện tích cây lương thực. Qua các năm thì lúa

Luận văn tốt nghiệp

vẫn chiếm một diện tích khá lớn: 99,6% (năm 2006), 99,6% (năm 2007), 99,5% (năm 2008). Tóm lại, hầu hết diện tích của các loại cây trồng có xu hướng giảm qua các năm. Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thành phố Cần Thơ.

Bảng 3.3: SẢN LƯỢNG TRỒNG TRỌT CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ QUA CÁC NĂM 2006- 2008

Nguôn; Niên giám thông kê Thành phô Cân Thơ, 2008

Qua bảng 3.3, xét về cây lương thực, thực phẩm, ta thấy lúa là loại cây trồng chủ yếu của thành phố. Lúa chiếm một tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng, về cây công nghiệp hàng năm, mía vẫn là cây trồng chủ lực của vùng. Còn các loại cây khác chủ yếu được người dân trồng theo mùa vụ, chủ yếu là kết họp giữa các mô hình như: lúa - cá, lúa - gia cầm (gia súc), 2 lúa - 1 màu ... Người nông dân ở khu vực này chủ yếu chọn mô hình luân canh 2 lúa- 1 màu và thường là chọn cây đậu

Luận văn tốt nghiệp

3.3.2. Tình hình trồng lúa ở Thành phố cần Thơ

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước, và Thành phố cần Thơ góp một phần không nhỏ vào sản lượng lúa của vùng. Hiện nay, để đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông dân thường kết hợp mô hình 2 lúa - 1 màu nhằm cải thiện độ màu mỡ của đát, tránh được nhiều sâu bệnh.

Bảng 3.4: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ NĂM 2006- 2008

'íguôn: Niên giám thông kê Việt Nam, 2008

Nhìn chung, sản lượng lúa và năng suất lúa qua các năm tăng lên phần nào, nhưng diện tích thì giảm đi ít nhiều. Qua vấn đề này ta có thể phần nào kết luận rằng: nông dân ngày càng có kinh nghiệm và có thể đã áp dụng được các chương trình khuyến nông nên chỉ với diện tích đất không lớn nhưng năng suất ngày càng tăng. Đó cũng là một dấu hiệu có tính khả quan cho phát triển nghề trồng lúa- nghề lâu đời của cha ông ta.

Tuy nhiên cây lúa là loại cây lương thực được trồng lâu đời nhưng chất lượng gạo của nước ta hiện nay chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, ngành xuất khẩu gạo của ta gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với khá nhiều đối thủ vốn nổi tiếng với chất lượng gạo mà điển hình là Thái Lan. Chính vì thế, để phát triển, tạo thương hiệu cho cây lúa Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng chúng ta cần phải tính toán, đánh giá hiệu quả và tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

3.3.3. Tình hình chăn nuôi ở Thành phố cần Thơ

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.5: SỐ LƯỢNG GIA súc, GIA CẰM CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ NĂM 2006- 2008

\---1

---/ 1

---

Nhìn chung, trong những năm gần đây, cơ cấu ngành chăn nuôi có sự thay đổi nhưng không lớn. Chủ yếu vẫn là tỷ lệ nuôi gia cầm ngày càng tăng lên. Còn các loại trâu, bò thì đang có xu hướng giảm. Có hiện tượng này chủ yếu do: ngày nay nông dân đã giảm đi việc sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Vì vậy, cũng ngày càng ít hộ còn chăn nuôi trâu, bò. Tỷ lệ đàn gia cầm ngày càng gia tăng có thể là do: gia cầm có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, dễ thu lợi nhuận. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm nên tốc độ tăng qua các năm không cao.

Tính đến cuối năm 2008, đàn bò của thành phố là 5.300 con, giảm 1.000 con so với năm 2006; đàn heo là 125.100 con, giảm 42.200 con so với năm 2006. Hiện nay, Thành phố cần Thơ đang ưên đà phát triển với sự đầu tư về công nghiệp nhiều hơn, chính vì thế mà sản lượng gia súc giảm qua các năm; gia cầm là 1.894.000 con, tăng 324.000 con so với năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA vụ HÈ THU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.6: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA yụ HÈ THU CỦA THÀNH PHỐ CẢN THƠ NĂM 2006- 2008

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008

Qua bảng 3.6, ta thấy trong năm 2007, diện tích trồng và sản lượng đều giảm xuống mặc dù tỷ lệ này không lớn lắm. Tuy nhiên năng suất lúa trong năm 2007 vẫn tăng. Có tình trạng này là do thực tế tốc độ giảm của sản lượng không vượt quá tốc độ giảm của diện tích gieo trồng. Đây là một sự thay đổi quan trọng. Nó thể hiện sự tiến bộ của nông hộ trong sản xuất lúa vụ hè thu. Mặc dù giảm diện tích nhưng sản lượng và năng suất không giảm quá lớn (diện tích năm 2007 so với năm 2006 giảm 10,17%, sản lượng chỉ giảm 4,82%). Do đó, sang năm 2008, diện tích trồng cũng như sản lượng bắt đầu có sự thay đổi một cách tích cực hơn: cả diện tích và sản lượng đều gia tăng với tỷ lệ lần lượt là: 10,53% và 14,31%. Tuy vậy, khi ta xét đến yếu tố năng suất. Ta dễ dàng nhận thấy năng suất qua các năm vẫn tăng nhưng giai đoạn 2007-2008 có tốc độ tăng thấp hơn giai đoạn 2006-2007. Vụ hè thu là vụ chuyển giao khí hậu giữa hai mùa, nên ít nhiều trong vụ này cũng bị ảnh hưởng bất ổn của thời tiết làm cho năng suất thay đổi (nhất là sự ảnh hưởng của những cơn lũ).

Luận văn tôt nghiệp

CHƯƠNG4

PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU Ở THÀNH PHỐ CÀN THƠ

4.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NÔNG Hộ

Thông qua những mẫu số liệu đã thu thập được, ta có được tình hình chung

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

4.1.1. Nhân khẩu

Qua bảng 4.1 ta thấy số nhân khẩu trung bình của mỗi hộ là 5,035 người. Trong đó số người trong độ tuổi lao động trung bình là 4,189 người/ hộ, số lao động nữ chiếm tương ứng là 2,13 người/ hộ và số lao động nam là 2,059 người/ hộ. Lao động là một yếu tố quan trọng, đóng một vai trò không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất lúa. Sử dụng lao động một cách họp lý sẽ tạo ra được một kết quả sản xuất tốt. Nhìn chung qua bảng 4.1, với số lượng người trong độ tuổi lao động sẵn có trong gia đình chính là một ưu thế - là nguồn nhân lực đáng kể trong sản xuất, làm giảm được chi phí thuê mướn lao động cho nông hộ và làm cho thu nhập của họ tăng lên. Tuy nhiên, so với mức trung bình là 4,189 người thì mức cao nhất là 10 và mức thấp nhất là 1. Có sự chênh lệch khá lớn

Luận văn tốt nghiệp

này sẽ tạo ra sự khác biệt giữa các nông hộ trong việc sử dụng lao động, cũng như tạo ra sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ.

4.1.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm được tính là số năm mà người nông dân đã trồng lúa. Trên thực tế, mỗi nông hộ có cách khác nhau trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Từ đó sẽ đúc kết thành kinh nghiệm riêng. Kinh nghiệm cũng là một yếu tố góp phần thay đổi kết quả sản xuất. Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm trong việc sử dụng thuốc, chăm sóc, sử dụng giống, bón phân... số năm kinh nghiệm trung bình là 30,46 năm., với số năm kinh nghiệm cao nhất là 75 năm và thấp nhất là 2 năm. Qua những số liệu này, nhìn chung ta có thể thấy rằng cũng có sự chênh lệch giữa các hộ khá lớn. Những hộ có năm kinh nghiệm trồng lâu hom thì có thể sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ còn lại.

Tập huấn là một trong những yếu tố quan trọng, thực sự có ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh tế. Nếu được tập huấn theo một chương trình phù họp và tham gia tích cực thì khả năng gia tăng hiệu quả kinh tế của các nông hộ là khá cao. Tuy nhiên qua số liệu điều tra thì trong tổng số nông hộ được phỏng vấn thì chỉ có

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 26)