Giá thuốc nông dược

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 38)

Luận văn tốt nghiệp

phần quan trọng nhung phần lớn nông hộ sử dụng không theo các hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia dẫn đến chi phí cho thuốc nông dược càng cao nhưng lợi nhuận và cả sản lượng lại không đạt như mong đợi. Hon nữa, nông dân sử dụng thuốc theo kinh nghiệm bản thân nên giá thuốc cao, không đồng nghĩa với chất lượng thuốc cũng tốt. Vì vậy, giá thuốc tăng lên sẽ làm cho nông hộ giảm đi ít nhiều lợi nhuận.

5.2.4. Diên tích

Diện tích đất là một yếu tố cố định. Ta khó có thể định giá. Tuy nhiên theo 2 mô hình thì diện tích là một yếu tố quan trọng, có mức ý nghĩa cao. Khi diện tích tăng thì lợi nhuận cũng tăng. Ở hàm lợi nhuận OLS khi diện tích tăng 1% thì lợi nhuận sẽ tăng 1,16% và hàm giới hạn khả năng sản xuất thì lợi nhuận sẽ tăng 1,036% khi diện tích tăng 1%. Kết quả này cho ta thấy lợi nhuận có thể được tăng lên nhờ quy mô. Chứng tỏ nghề trồng lúa của nông dân ở khu vực nên được mở rộng diện tích.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại Thành phố cần Thơ, 2010

Luận văn tốt nghiệp

Dựa vào bảng 5.3, ta có thể nhận ra rằng tính trên trung bình các nông hộ đạt được mức hiệu quả kinh tế tương đối tốt. Tuy nhiên có sự chênh lệch khá cao giữa hộ có mức hiệu quả cao nhất và thấp nhất (lần lượt là: 94,94% và 0,09%). Khi quan sát lại các mẫu này, nhận thấy giữa hai mẫu không có sự chênh lệch lớn về diện tích, chủ yếu là do chênh lệch giữa các yếu tố như phân bón, thuốc nông dược. Sự chênh lệch này khá lớn. Thứ nhất, do những yếu tố này không được các hộ sử dụng hiệu quả. Vụ hè thu lại là một vụ không có được những thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi như vụ đông xuân. Vì vậy, sử dụng phân bón, thuốc nông dược quá nhiều không những không mang lại kết quả tốt mà còn làm cho người nông dân phải tiêu tốn chi phí khá lớn. Thứ hai, trong vụ này do điều kiện thời tiết thất thường nên các hộ nông dân không dự trữ lúa được lâu. Khi thu hoạch xong thường phải bán ngay cho thương lái với giá không cao. Từ những lý do đó mà mức hiệu quả của họ không cao.

4,33%

23,23%

<50 □ 50-60 ■ 60-70 □ 70-80 0 80-90 □ 90-100Đồ thị 5.1 Cơ cấu mức hiệu quả kinh tế của nông hộ

Nhìn vào đồ thị trên, ta có thể thấy mặc dù tính trung bình các hộ đạt được hiệu quả 60,24% (trên 50%) nhưng trên thực tế số nông hộ có hiệu quả dưới 50% chiếm đến 27,17%- chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu này. Trong khi đó số nông hộ

Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Thành phô Cân Thơ, 2010

Ở mức thiệt hại từ 0- 10%, trung bình phần lợi nhuận bị mất đi là 241.497,2 đồng. Với mức thiệt hại lớn hơn 50% thì phần lợi nhuận bị mất đi trung bình là 1.971.333 đồng- gấp khoảng 8 lần so với mức 0-10%. Đồng thời tương ứng với mức hiệu quả trung bình 60,24% thì lợi nhuận thực tế mà người nông dân đáng lẽ nhận được là 3.386.389 đồng, nhưng trên thực tế do sản xuất kém hiệu quả nên lợi nhuận thực tế họ nhận được là 2.084.035 đồng, phần mất đi lên đến 1.302.353 đồng. Dựa vào số liệu được tổng họp ở bảng 5.2 thì ta thấy mức lợi nhuận thực tế thấp nhất mà người nông dân nhận được là 17.500 đồng- là một mức khá thấp so với các hộ khác. Bên cạnh đó, dựa vào các kết quả từ bảng trên, ta thấy rằng với những hộ có mức kém hiệu quả càng lớn thì phần mất đi càng nhiều. Đó cũng là một kết quả tất yếu: khi nông hộ đã sử dụng lãng phí các yếu tố đầu vào. Khi mức lãng phí này càng lên cao tức là họ sản xuất càng kém hiệu quả. Theo quá trình khảo sát rõ ràng ta có thể

Luận văn tốt nghiệp

nông dân đạt được lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên trên thực tế trong quá trình sản xuất không có hộ nào đạt được lợi nhuận tối đa. Ở mức hiệu quả cao nhất vẫn phải mất đi một phần lợi nhuận.

Hiệu quả kinh tế có sự biến động lớn đã nói lên được hiệu quả do sự kết hợp các yếu tố đầu vào của mỗi hộ có sự khác nhau rất lớn do có những hộ có diện tích canh tác tương đối giống nhau nhưng sử dụng lượng đầu vào khác nhau, chênh lệch rất lớn về giá và lượng. Những yếu tố này khi sử dụng phải được cân nhắc cẩn thận bởi vì sử dụng bất kỳ loại thuốc và phân bón quá liều có thể gây ra những phản ứng không mong muốn như: làm giảm phẩm chất hạt, dễ bị sâu bệnh, làm cây dễ gãy đổ... . Chính điều đó không những không có tác động tích cực mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Thực tế, hầu như nông hộ sử dụng không hiệu quả theo mức các chuyên gia khuyến cáo, họ có xu hướng sử dụng vượt quá mức quy định sử dụng.

5.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

LÚA yụ HÈ THU

5.4.1. Thuận lọi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu

Từ những yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tụ nhiên, thời tiết và những yếu tố khác ta thấy Thành phố cần Thơ là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Luận văn tốt nghiệp

thần học hỏi kinh nghiệm sản xuất, sẵn sàng trao đổi giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời có khả năng tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật mới nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các cấp chính quyền đã có những khoản đầu tư cho hoạt động trồng lúa, mở các lớp tập huấn trồng lúa nhằm giúp nông dân có thêm hiểu biết, các phòng khuyến nông từ lâu đã được thành lập để quản lý về vấn đề chuyên môn cho nông dân.

5.4.I.2. Khó khăn

Hệ thống thủy lợi không hoàn chỉnh. Theo ý kiến của các hộ nông dân trong quá trình phỏng vấn cho thấy: Nhà nước chưa có sự quan tâm thích đáng đến hệ thống thủy lợi, chủ yếu cá nhân mỗi hộ tự làm thủy lợi cho gia đình. Do chưa có sự quan tâm đúng mức nên khi đến lúc thu hoạch người dân thường bị “ép giá” bởi các thương lái với lý do: khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Đa số nông dân còn ngại áp dụng các tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và tập quán sản xuất của gia đình là chính.

Vào mỗi mùa thu hoạch, giá lao động thuê khá cao. Do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu lao động cũng bắt đầu thay đổi theo. Phần lớn người lao động chuyển sang làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp vì một số công việc không đòi hỏi trình độ học vấn cao và lương khá cao so với hoạt động nông nghiệp. Vì vậy, đến mùa thu hoạch, hiện tượng khan hiếm lao động thường xuyên xảy ra. Người nông dân gặp khó khăn trong việc thêu mướn lao động khá phổ biến.

Tốc độ cơ giới hóa trong thời gian qua còn quá chậm. Mặc dù có các chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất lúa, nhưng nguồn vốn lại

Luận văn tốt nghiệp

Phần lớn các nông hộ được phỏng vấn đều cho rằng khó nắm bắt thông tin thị trường nên gặp khó khăn trong quá trình mua bán sản phẩm cũng như giá cả của các yếu tố đầu vào. Khó chọn được mức giá tối ưu để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Mặc dù có nhiều chưomg trình khuyến nông, ứng dụng khoa học được đề xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng công tác tuyên truyền vận động còn yếu kém, chưa thực hiện tốt công tác đưa cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về nông nghiệp xuống tận nông dân.

5.4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động trồng lúa vụ hè thu tại Thành phố cần Thơ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động trồng lúa cho vụ hè thu, với một số giải pháp sau hy vọng sẽ được áp dụng để đạt được hiệu quả cao, hạn chế lãng phí:

Cần có một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, tránh tình trạng làm thủy lợi mang tính tự phát, không có kế hoạch.

Người nông dân nên chủ động thay đổi giống lúa để hạn chế sâu bệnh, đồng thời để nâng cao lợi nhuận. Phần lớn các nông hộ đều sử dụng giống IR 50404 cho năng suất cao nhưng chất lượng không cao. Sử dụng giống phù họp với nhu cầu của thị trường và điều kiện sản xuất.

Luận văn tốt nghiệp

báo, thường xuyên hướng dẫn về đối tượng gây hại và giải pháp phòng chống cho bà con nông dân.

Đây là vụ có nhiều sâu bênh nên nông hộ phải thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh, kịp thời triển khai hữu hiệu các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá để tránh dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Bón NPK cân đối, bón kết hợp phân hữu cơ và vô cơ tạo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu thời tiết sâu bệnh hại và cho năng suất cao. Không nên lạm dụng phân bón, không nên bón quá nhiều.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, không duy trì những vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm bấp bênh, hiệu quả thấp, đất đai bạc màu. Nếu những hộ nào không có những điều kiện canh tác tốt thì nên chuyển sang trồng màu ở vụ hè thu. Vì thời gian canh tác ngắn, chi phí không cao mà thu nhập lại khá cao.

Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP đối với cây lúa.

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Vụ hè thu là vụ lúa gặp khá nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và cả tiêu thụ. Lợi nhuận trong vụ này thường không cao. Nguyên nhân: một phần do thời tiết không thuận lợi, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do người dân sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào, gây ra lãng phí.

Mặc dù vậy, hoạt đồng trồng lúa cũng đã mang đến cho người nông dân ở khu vực những lợi nhuận nhất định. Qua phân tích ở các chưomg trước, ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nông dân. Những yếu tố chủ yếu là: giống, phân đạm, phân kali, thuốc nông dược. Khi tăng 1% các yếu tố này lên thì lợi nhuận sẽ giảm xuống. Từ những kết quả ước lượng ở hai mô hình thì ta thấy có các yếu tố sau đều có ý nghĩa ở cả hai mô hình: phân đạm, phân kali. Những yếu tố này khí tăng lên 1% thì sẽ làm cho lợi nhuận bị giảm. Bên cạnh đó, yếu tố lao động không được đưa vào mô hình do không xác định giá cụ thể của ngày công lao động. Khi kết hợp các yếu tố, ta thấy rằng hiệu quả kinh tế trung bình khá cao- 60,24%, như vậy mức kém hiệu quả là 39,76%. Tỉ số V = o2Jo2= 97,58% đo lượng phần lợi nhuận mất đi do các yếu tố có thể kiểm soát được là 97,58%, còn lại 2,42% chịu ảnh hưởng của yếu tố không kiểm soát được, như yếu tố thời tiết... Ta có thể kết luận rằng với 39,75% kém hiệu quả thì có 97,58% do các yếu tố kiểm soát được gây ra. Đồng thời, với mức hiệu quả kinh tế trung bình sẽ tương ứng với phần lợi nhuận mất đi là 1.302.353 đồng, trong khi đó lợi nhuận trung bình thực tế là 2.084.035 đồng. Như vậy, do sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào mà người nông dân đã làm mất đi khoảng V2 lợi nhuận mà mình đáng được hưởng.

Những nông dân sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ đạt năng suất cao hơn nông dân sản xuất trên đường sản xuất trung bình do sử dụng tốt hơn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống. .. .Ngoài ra, qua phân tích, diện tích cũng là một yếu tố đóng một vai trò nhât dịnh trong việc tăng lợi nhuận. Ở cả hai mô hình đều cho ta kết quả (với mức ý nghĩa khá cao): khi tăng diện tích gieo trồng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Điều này chứng minh được rằng, hoạt động trồng lúa vẫn

Luận văn tốt nghiệp

cón có khả năng mang lại lợi nhuận và phát triển hơn nữa. Trồng lúa vẫn là một hoạt động cần được khuyến khích.

Tóm lại, trong quá trình phát triển ngày nay, với tốc độ đô thị hóa khá cao, diện tích trồng lúa ngày càng giảm đi, người dân gặp nhiều khó khăn trong hoạt động trồng lúa. Chúng ta cần phải biết rằng dù thành phố phát triển đến đâu thì nông nghiệp vẫn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển, cần phải đầu tư đúng mức cho ngành, cũng như khuyến khích bà con nông dân mở rộng diện tích, tăng chất lượng gạo cao hơn. Để từ đó cải thiện mức sống cho nông dân, còn có thể phát triển một nền kinh tế bền vững cho thành phố.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối vói cơ quan Nhà nước

Cần phải có một cơ chế quản lý giá cả đầu ra và đầu vào. cần cho thành lập các điểm thu mua sản phẩm trực tiếp từ nông dân, quy định mức giá cụ thể để đảm bảo nông dân không bị các thương lái “ép giá”.

Cần phải ra các quyết định, chỉ thị để Ngân hàng Nhà nước chủ động cho người nông dân vay vốn, giảm bớt các thủ tục quá rườm rà, khó hiểu. Đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng giải thích, tư vấn cho người dân hiểu rõ từng phần quan trọng để có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và đơn giản hơn. Bên cạnh đó cần có một chương trình cụ thể để kiểm soát, theo dõi chương trình tín dụng và thu hồi. Bởi vì, Nhà nước chỉ có thể hỗ trợ vốn chứ không phải mang tính bao cấp.

Luận văn tốt nghiệp

Liên kết với các cơ quan thông tin để có thể đưa ra những thông tin về dịch hại và thông tin về thị trường rộng khắp để người nông dân dễ nắm bắt nhanh chóng và kịp thời xử lý.

Thành lập các tổ chức bảo hiểm về giá lúa cho nông dân, để nông dân có thể yên tâm sản xuất. Giúp cho nông dân có thể phản ứng kịp thời với những biến động về giá đầu ra của lúa, không còn tình trạng khó khăn về giá khi muốn tiêu thụ sản phẩm.

6.2.2. Đối với các tổ chức khuyến nông, viện nghiên cứu

Phối họp với nông dân, tránh tình trạng làm thay nông dân, chỉ nên hỗ trợ giúp đỡ nông dân. Chuyển giao thông tin và giúp nông dân giải quyết vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường hơn nữa các hoạt động khuyến nông hỗ trợ, tiếp xúc người dân. Bởi vì thực tế một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương chưa cao do hoạt động khuyến nông còn hạn chế, chưa phong phú và chưa thu hút và chưa gần gũi với người dân.

Phải nắm vững kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để kịp thời giúp đỡ nông dân giải quyết khó khăn. Ngoài kiến thức chuyên môn thì người cán bộ khuyến nông cần phải có những kiến thức về xã hội và cuộc sống nông thôn để dễ dàng trong khâu tuyên truyền.

Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu, lai tạo thêm giống mới, năng suất cao, chống chịu tốt và phải tuyên truyền, phổ biến cho nông dân biết rõ các đặc tính của giống lúa mới. Bên cạnh đó phải đưa ra mức giá tưomg đối để người nông dân có thể sử dụng gống mới mà không lo đến chi phí giống mới khá cao.

Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân với cán bộ khuyến nông, phải thường xuyên đi khảo sát thực tế để đưa ra những lời khuyên thực tế, tăng lòng tin của nông dân, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến từ người nông dân.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa vụ hè thu ở thành phố cần thơ (Trang 38)