Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp : Xí nghiệp sản xuất cao su - nhựa & Kinh doanh thương mại Phương Viên (Trang 27 - 29)

2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp

Nguyên vật liệu chính: mủ nước (80%) còn lại là các nguyên vật liệu khác (hoá chất,

dầu ...)

2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu

Sản phẩm đệm va cao su được sản xuất từ năm 1998, qua hơn 11 năm kinh nghiệm và bí

quyết công nghệ của riêng mình, xí nghiệp sử dụng mức nguyên vật liệu thực tế.

2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Đánh giá hàng tồn kho theo giá thực tế

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: ưu tiên giải phóng hàng tồn kho trước

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên

2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo đảm và cấp phát nguyên vật liệu

Do đặc thù của nguyên liệu mủ cao su theo mùa, để việc sản xuất kinh doanh không bị

ảnh hưởng do thiếu nguyên liệu hoặc do giá mủ thay đổi đột ngột, xí nghiệp luôn có kế hoạch

mua và dự trữ nhằm, bảo quản mủ cao su để sản xuất theo sản lượng đã đề ra.

Về nguyên vật liệu khác: căn cứ vào kế hoạch sản xuất từng tháng, số nguyên vật liệu sử dụng trong tháng để lên kế hoạch mua với mức dự trữ trong kho là 10%.

2.3.5. Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định

Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên

- Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên TSCĐ trong công ty phần lớn là các loại sau:

- Nhà xưởng, vật kiến trúc ...

Mức lương theo doanh thu x 12

Hệ số lương = --- Tổng doanh thu tính lương kế hoạch trong năm

- Máy móc thiết bị: Ví dụ thiết bị động lực, máy nén khí, lò hơi ... - Phương tiện vận tải

- Thiết bị, công cụ quản lý

Phương pháp kế toán TSCĐ

- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao

TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

của Bộ tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn luỹ kế

- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí liên quan trực tiếp đến việc

đưa tài sản và hoạt động. Những chi phí mua sắm, cải tiến và chế tạo được tính vào giá trị TSCĐ. Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh.

- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và

bất kỳ các khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào Báo cáo

kết quả kinh doanh

- Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (khấu hao TSCĐ)

Bảng 2.12: Bảng tính khấu hao TSCĐ năm 2008

ĐVT: Triệu đồng

Nguyên giá Giá trị hao

mòn Giá trị còn lại Giá trị còn lại / nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm (%) Số cuối năm (%) TSCĐ hữu hình 4.626 4.600 597 700 4.028 3.899 87,07 84,76 - Nhà cửa 1.700 1700 239 287 1.461 1.412 85,94 83,06 - Vật kiến trúc - Máy móc, th.bị 2.925 2.899 358 412 2.567 2.487 87,76 85,79 Nguồn: Phòng kế toán

Phương pháp tính khấu hao: Khấu hao đều.

Năm 2008: Xí nghiệp không mua thêm TSCĐ mà còn thanh lý một vài tài sản đã hết

khấu hao (nguyên giá giảm 26 triệu đồng so với năm 2007) tuy nhiên mức khấu hao năm 2008 nhiều hơn mức tăng nguyên giá nên TSCĐ hữu hình năm 2008 tăng 128 triệu đồng (3,2%) so với năm 2007. Các chỉ số giá trị còn lại trên nguyên giá TSCĐ hữu hình đều lớn hơn 50% chứng tỏ các TSCĐ của xí nghiệp còn mới và vẫn đang sử dụng tốt, hiệu quả.

2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Thời gian sử dụng TSCĐ theo qui định - Nhà cửa, vật kiến trúc: 5 – 10 năm - Máy móc thiết bị: 5 – 15 năm

Thời gian sử dụng thực tế: Xí nghiệp sử dụng và khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế

toán và quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

- Thực tế, hiện nay xí nghiệp có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn khả năng sử dụng nên số TSCĐ này xí nghiệp sẽ thanh lý và tiếp tục đầu tư mua TSCĐ

để phục vụ sản xuất.

2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản

+ Nguyên vật liệu: xí nghiệp định kỳ tiến hành kiểm kê xác định tỉ lệ hao hụt, đánh giá phẩm chất, đề xuất, đề xuất dự phòng giảm giá hàng tồn kho (nếu có) vào thời điểm cuối năm,

luôn đảm bảo nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp.

+ Tài sản cố định: làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố định, bàn giao có các đơn vị sử dụng (có phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể

tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm kê và đánh gia TSCĐ hàng

năm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp : Xí nghiệp sản xuất cao su - nhựa & Kinh doanh thương mại Phương Viên (Trang 27 - 29)