Nhận xét về hiệu suất của các giao thức định tuyến

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 52 - 61)

Tổng hợp các thí nghiệm trên, có thể rút ra các nhận xét sau:

DSDV là giao thức dựa trên vector khoảng cách. Giao thức hoạt động tốt trong trường hợp cấu hình mạng có tốc độ thay đổi chậm, và giảm khi mà cấu hình mạng thay

đổi tăng lên. Khi mạng có nhiều thay đổi, DSDV hội tụ chậm. Khi mà số lượng nguồn phát gói tin thấp, độ trễ trung bình cuối của DSDV là thấp và ổn định. Nhưng khi số lượng nguồn phát tăng lên, độ trễ phát gói tin của DSDV cao hơn so với AODV và DSR. Ngoài ra, tải định tuyến của DSDV là khá ổn định so với sự thay đổi của mạng.

AODV là sự kết hợp của cơ chế định tuyến theo vector khoảng cách của DSDV với cơ chếđịnh tuyến theo yêu cầu của DSR. Khả năng gửi thành công các gói tin của AODV là rất lớn, luôn cao hơn so với giao thức DSDV. So với DSR, trong trường hợp mức di chuyển của các nút mạng thấp, phần trăm gửi các gói tin là tương đương, nhưng khi mức độ di chuyển của nút mạng tăng lên, AODV có phần trăm gửi các gói tin cao hơn so với DSR. Độ trễ trung bình của các gói tin trong AODV là tương đương với DSDV. Trong trường hợp các nút mạng di chuyển nhanh trong mạng, tải định tuyến của AODV cao hơn so với DSR.

DSR là giao thức dựa trên định tuyến nguồn. Mục tiêu trong thiết kế của DSR là loại bỏ các chi phí cho cập nhật định kì đường và phát hiện hàng xóm. Tuy nhiên, theo kết quả mô phỏng, DSR chỉ thực hiện tốt với mức di chuyển và tải trung bình. Khi mức di chuyển và tải tăng, hiệu suất của DSR sẽ giảm rõ rệt. Đó là do DSR áp dụng cơ

chế trả lời tất cả các yêu cầu đường. Cơ chế này giúp DSR thu thập được nhiều đường

đi và phân phát các gói tin tốt hơn. Tuy nhiên, khi mà mức di chuyển trong mạng tăng, khả năng các đường đi trong cache bị hết hạn tăng lên do DSR chưa có đặc tả hết hạn

đường đi trong cache. Khả năng “học” và “nghe trộm” đường của DSR cũng giúp phát tán các tuyến đường hết hạn trong cache. Cơ chế gửi route error của DSR cũng rất hạn chế. Nó chỉ truyền với các nút nằm trên đường đi qua của dữ liệu.

TORA là giao thức dựa trên thuật toán đảo ngược liên kết (link reserval). Trong mô phỏng, việc cảm nhận liên lết của TORA được thực hiện bởi giao thức IMEP. Khi số lượng nguồn phát nhỏ, TORA cho các kết quả khá tốt. Tuy nhiên, khi số lượng nguồn phát tăng lên, mô hình mạng biến đổi một cách nhanh chóng, hiệu suất hoạt

động của TORA là rất thấp. Mạng không thể thao tác được với các truyền thông được tạo ra bởi giao thức định tuyến, phần lớn các gói tin dữ liệu bị loại bỏ.

Kết luận 1. Kết quả thu được

- Hiểu thêm về mạng WLAN và cấu trúc của mạng theo mô hình 802.11 - Trang bị thêm kiến thức về mạng adhoc và một số giao thức định tuyến

trong mạng adhoc

- Đánh giá tổng quan về hiệu suất của các giao thức định tuyến trong mạng adhoc thông qua bộ mô phỏng NS2

2. Định hướng phát triển của luận văn

Với sự phát triển nhanh chóng của mạng adhoc trong đời sống, nhu cầu nâng cao hiệu suất của mạng cần được quan tâm nhiều hơn. Các giao thức mạng cần phải

được nghiên cứu và phát triển để nâng cao hiệu suất sử dụng mạng trong tương lai. Việc tìm ra giao thức định tuyến mới cho mạng adhoc cũng là hướng phát triển trong

Ph Lục

Biu đồ kết qu so sánh các giao thc định tuyến trong mng adhoc thông qua b mô phng mng NS2

1. Mô hình Random Waypoint

So sánh kết quả phân phát gói tin dữ liệu khi có 10 và 20 nguồn phát của các giao thức

So sánh thời gian trễđầu cuối của các giao thức định tuyến trong hai trường hợp có 10 nguồn phát và 20 nguồn phát trong mô hình Random Waypoint

So sánh tải định tuyến chuẩn hóa trong trường hợp có 10 nguồn phát và 20 nguồn phát

Bảng tải định tuyến của giao thức TORA

Bảng so sánh kết quả phân phát gói tin dữ liệu trong mô hình Random Walk

Bảng so sánh trễđầu cuối trung bình của các giao thức định tuyến trong mô hình Random Walk

Bảng so sánh tải định tuyến chuẩn hóa trong mô hình Random Walk

3. Mô hình Random Direction

So sánh kết quả phân phát gói tin dữ liệu trong mô hình Random Direction

So sánh thời gian trễđầu cuối trung bình trong mô hình Random Direction

So sánh tải định tuyến chuẩn hóa trong mô hình Random Direction (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Luận văn cao học 2005-Nguyễn Thị Minh Nguyệt)

Tài liu tham kho Tiếng Việt:

1. Luận văn Cao Học(2005) - Nguyễn Thị Minh Nguyệt Tiếng Anh:

1. Andrew S. Tanenbaum (2003), Computer Networks, Prentice Hall, New Jersey, Fourth Edition.

2. ANSI/IEEE Std 802.11, 1999 Edition 3. http://en.wikipedia.org

4. http://www.isi.edu/nsnam/vint 5. http://www.isi.edu/nsnam/

6. Jochen H. Schiller (2000), Mobile Communications, Addition-Wesley, London.

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 52 - 61)