Mô phỏng mạng adhoc

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 43 - 45)

Các mạng adhoc được mô tả dựa trên hai mô hình là mô hình di chuyển thể hiện sự chuyển động của các nút trong mạng và mô hình truyền thông thể hiện khuôn dạng truyền thông giữa các nút trong mạng.

4.3.1.1. Các mô hình di chuyển

Có ba mô hình tiêu biểu mô phỏng mạng adhoc trong NS2 là: Random Waypoint, Random Walk, và Random Direction.

- Mô hình Random Waypoint:

Theo mô hình này, có hai khái niệm là thời gian tạm dừng (khoảng thời gian mà một nút không thay đổi vị trí của mình) và tốc độ di chuyển của nút từ vị trí này sang vị trí khác. Bốn tham số được sử dụng để xây dựng mô hình này là: Speedmin(tốc độ

nhỏ nhất), Speedmax(tốc độ lớn nhất), Pmin(thời gian tạm dừng nhỏ nhất), Pmax(thời gian tạm dừng lớn nhất).

Ban đầu nút ở một vị trí bất kì trong khu vực mô phỏng và thời gian tạm dừng của nó là P1 (P1 được chọn theo phân bố đồng đều trong [Pmin, Pmax]). Sau khi hết khoảng thời gian P1, nút sẽ di chuyển đến vị trí mới trong khu vực mô phỏng với tốc

độđược chọn trong [Speedmin, Speedmax]. Sau đó quá trình lại tiếp tục được lặp lại. Mô hình này rất linh động, nó mô tả theo cách người ta di chuyển trong các hội nghị. Đây là mô hình phổ biến nhất trong các nghiên cứu về mạng adhoc.

- Mô hình Random Walk :

Mô hình mô phỏng chuyển động ngẫu nhiên của các thực thể trong tự nhiên. Nút mạng di chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí khác bằng việc chọn ngẫu nhiên một hướng [0o,180o], với tốc độ [Speedmin, Speedmax] trong khoảng thời gian là travel_time (khoảng thời gian di chuyển). Không có khái niệm khoảng thời gian tạm dừng trong mô hình này.

Trong mô hình này, tham số thay đổi hướng của nút di động quyết định đến độ

phức tạp của mạng. Tham số này càng lớn thì mạng càng phức tạp.

- Mô hình Random Direction:

Nút mạng sẽ chọn một hướng ngẫu nhiên, di chuyến với tốc độ được phân bố đồng đều trong khoảng [Speedmin,Speedmax]. Khi đến biên của khu vực mô phỏng, nút mạng sẽ dừng lại ở đó trong một khoảng thời gian [Pmin, Pmax] trước khi chọn một hướng khác và tiếp tục quá trình. Mô hình này được xây dựng để khắc phục số trung bình các hàng xóm cao và ít thay đổi trong mô hình Random Waypoint với sự tập trung của các nút tại trung tâm khu vực mô phỏng. Số chặng trung bình của các gói tin dữ liệu sử dụng mô hình Random Direction sẽ nhiều hơn số chặng trung bình của các mô hình mạng khác.

4.3.1.2. Mô hình mạng truyền thông

Các mô hình truyền thông được mô tả trong NS2 gồm hai loại là: bộ tạo truyền thông (traffic generator) và các ứng dụng mô phỏng (simulated application). Các bộ

tạo truyền thông sử dụng giao thức UDP để truyền các gói tin và các ứng dụng mô phỏng sử dụng giao thức TCP. Bộ tạo truyền thông có nhiệm vụ là gửi các gói tin có kích thước không đổi với tốc độ cốđịnh. Bộ tạo truyền thông có bốn loại là: lũy thừa, pareto, CBR và theo file vết. Các ứng dụng mô phỏng có hai loại là Telnet và FTP.

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)