Các thí nghiệm mô phỏng [1, T.Việt]

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 49 - 52)

4.4.3.1. Mục đích của các thí nghiệm:

4.4.3.2. Phương pháp thực hiện:

Áp dụng các dạng di chuyển khác nhau với các mức tải khác nhau. Các mạng adhoc được mô phỏng dựa trên các mô hình di chuyển và mô hình truyền thông. Các mô hình di chuyển được sử dụng là ba mô hình Random Waypoint, Random Walk và Random Direction. Với mỗi mô hình, các tham số của mạng được thay đổi để các trạng thái của mạng như kết nối mạng, thời gian và tốc độ chuyển động của các nút mạng thay đổi theo. Các mức tải mạng của từng mạng cũng là khác nhau. Để việc

đánh giá được chính xác, các điều kiện tải và môi trường áp dụng với các giao thức phải giống nhau. Mô hình truyền thông được sử dụng ởđây là mô hình CBR.

4.4.3.3. Đánh giá các thí nghiệm với từng mô hình mạng

- Mô hình Random Waypoint

Xét về phần trăm gói tin gửi thành công: Khi số nguồn phát nhỏ các giao thức hoạt động khá tốt, ngoại trừ giao thức TORA. Kết quả không tốt của giao thức TORA là do sự tắc nghẽn trong cơ chế làm việc của giao thức. Điều này thể hiện rất rõ ở độ

trễ trong việc gửi các gói và tải định tuyến cao của TORA. Các giao thức AODV, DSR thể hiện làm việc tốt hơn so với DSDV. Khi số nguồn phát được tăng lên, khả năng gửi các gói tin của các giao thức đã có sự phân biệt khá rõ rệt. AODV có hiệu suất cao hơn so với DSDV. Và hiệu suất của giao thức DSR giảm xuống rõ rệt. Điều này chứng tỏ

trong môi trường tải tăng, cơ chế làm việc của DSR chưa đạt được phản ứng tốt. Hoạt

động yếu kém của giao thức TORA cũng đã khẳng định hơn nữa sự không hiệu quả

của giao thức này khi một động trong môi trường tải tăng và cấu hình có nhiều thay

đổi. Như vậy, khi mà số nguồn phát và sự di chuyển tăng lên thì phần trăm gửi thành công các gói tin của các giao thức định tuyến đều giảm.

Xét độ trễ trung bình trong việc gửi các gói tin: Ta thấy rằng, độ trễ trung bình của các giao thức DSDV và AODV là tương đương nhau. Độ trễ trung bình của hai giao thức này là khá thấp. Ngay cả khi nguồn phát có tăng lên và mức độ di chuyển khác nhau, độ trễ trung bình của hai giao thức cũng chỉ tăng lên một cách không đáng kể. Với giao thức DSR, độ trễ đầu cuối trung bình của giao thức này thể hiện sự nhạy cảm rõ rệt với sự di chuyển của các nút mạng và tăng nguồn phát. Độ trễđầu cuối của DSR tăng khi mà thời gian tạm dừng giảm và số nguồn phát tăng lên. Độ trễ đầu cuối trung bình của giao thức TORA rất cao và tăng mạnh khi sự di chuyển của các nút mạng gia tăng. Đó là do xảy ra tắc nghẽn trong hoạt động mạng của TORA.

Một yếu tố quan trọng nữa trong việc đánh giá hiệu suất của các giao thức là việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên mạng thông qua tải định tuyến. Trong trương hợp tải thấp và mức độ di chuyển không cao, tải định tuyến của các giao thức AODV và DSR thấp hơn so với DSDV. Đó là do các giao thức này không thực hiện định tuyến theo yêu cầu nên số gói tin định tuyến thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, khi mà các nút mạng di chuyển nhanh và số nguồn phát tăng lên, tải định tuyến của hai giao thức định tuyến này lại tăng lên nhanh chóng. Đó là do sự bùng phát của các gói tin phát hiện

đường, trả lời đường và thông báo lỗi. Tải định tuyến cao có thể gây ra hạn chế về

băng thông của toàn mạng và dẫn đến tắc nghẽn. Điều này có thể nhận thấy rõ nhất ở

giao thức định tuyến TORA. Có thể kết luận rằng, hiệu suất của giao thức TORA là rất thấp trong mô phỏng.

- Mô hình Random Walk

Trong mô hình này, với cấu hình mạng thay đổi ở mức trung bình, điều dễ nhận thấy nhất là giao thức TORA hoạt động hiệu quả hơn so với mô hình Random Waypoint. Tuy nhiên, trong trường hợp nguồn phát tăng, tỉ lệ phần trăm gửi thành công các gói tin của TORA lại thấp hơn nhiều so với các giao thức khác. Trong cả hai trường hợp ít và nhiều nguồn phát, phần trăm gửi thành công của giao thức DSDV vẫn thấp hơn so với hai giao thức AODV và DSR. Ngoài ra, hiệu suất của các giao thức này là khá ổn định kể cả khi nguồn phát có tăng lên.

Trễ đầu cuối trung bình của các giao thức AODV và DSR vẫn tốt hơn so với DSDV. So với mô hình trên, kết quả này không có gì khác biệt. Khi mà nguồn, phát tăng lên, giao thức AODV có phản hồi tốt nhất so với các giao thức còn lại. Trong khi

đó, cơ chế của TORA gây tắc nghẽn làm đỗ trễ trung bình đầu cuối tăng cao.

So với mô hình Random Waypoint, DSDV vẫn có mức tải định tuyến thấp và khá ổn định, DSR có mức tải định tuyến thấp. AODV có mức tải ổn định trong cả hai trường hợp số lượng nguồn phát là nhiều hay ít. Riêng với TORA, việc xảy ra tắc nghẽn khi số lượng nguồn phát tăng được thấy rõ qua việc tải định tuyến rất cao.

- Mô hình Random Direction

So với mô hình Random Walk, kết quả gửi các gói tin thành công trong mô hình có giá trị thấp hơn. Bên cạnh giao thức TORA bị ảnh hưởng bởi việc tăng số lượng nguồn phát, giao thức DSR cũng bị tác động mạnh khi số lượng nguồn phát tăng và cấu hình mạng thay đổi nhanh. DSDV vẫn cho kết quả thấp hơn so với các giao thức

khác. Và kết quả tốt nhất thuộc về giao thức AODV khi mà phần trăm gửi thành công của các gói tin là ổn định ngay cả khi tăng số lượng nguồn phát.

Độ trễ đầu cuối trung bình trong việc gửi các gói tin của giao thức DSR khi số

lượng nguồn phát tăng trong mô hình này cao hơn rất nhiều so với mô hình Random Walk. Rõ ràng, với mô hình di chuyển phi tập trung, độ dài đường đi của các gói tin dài hơn, cơ chế DSR thể hiện sự khó khăn. Giao thức AODV và DSDV vẫn cho các kết quả rất tốt. TORA thể hiện sự thay đổi mạnh khi mà số lượng nguồn phát tăng, độ

trễ cũng tăng lên.

Ngoài việc TORA có tải định tuyến cao do xảy ra tắc nghẽn, AODV có mức tải

định tuyến cao hơn hai giao thức còn lại do cấu hình mạng phi tập trung và tải mạng cao. Nhờ có cơ chế lưu trữ nhiều đường đi và các phương pháp học hỏi đường một cách linh động, DSR có mức độ tải định tuyến thấp hơn AODV. DSDV có mức độ tải

định tuyến thấp nhất trong mô hình này.

Một phần của tài liệu Mạng adhoc và các giao thức định tuyến phổ biến của mạng adhoc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)