Các hình thức di dân.

Một phần của tài liệu Dân số và Môi trường (Trang 31 - 32)

III. Biến động tự nhiên của dân số.

1.3.2. Các hình thức di dân.

1.3.2.1. Theo mục đích di chuyển.

Mọi cuộc chuyển cư đều có mục tiêu di chuyển cụ thể. Căn cứ vào mục đích di cư, di dân có thể phân thành hai loại:

- Di dân để sản xuất: Đó là dạng di dân để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, các ngành nghề khác. Di dân nông nghiệp có tổ chức, xây dựng các vùng kinh tế mới ở nước ta thuộc loại di dân này.

- Di dân làm những công việc không sản xuất: Như làm các công việc dịch vụ, học tập, các ngành phi sản xuất vật chất khác.

1.3.2.2. Theo địa giới lãnh thổ.

- Di dân quốc tế: Là di dân ra khỏi biên giới của một quốc gia, tức là di dân từ nước này sang nước khác.

- Di dân nội địa (di dân trong nước): Là di dân giữa các vùng trong nội bộ của một nước.

1.3.2.3. Theo hướng di dân nông thôn và thành thị.

- Di dân nông thôn - thành thị. - Di dân nông thôn - nông thôn. - Di dân thành thị - nông thôn. - Di dân thành thị - thành thị.

1.3.2.4. Theo tính pháp lý.

- Di dân có tổ chức (di dân theo kế hoạch). Đó là các dòng di dân do Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội nào đó đứng ra tổ chức, bảo trợ hoặc đầu tư.

- Di dân không có tổ chức (còn được gọi là di dân tự do, di dân tự phát hay di dân tự nhiên). Đó là sự di chuyển do thay đổi nơi cư trú, do mục đích kinh tế - xã hội khác nhau mà mọi quyết định di chuyển, mọi công tác tổ chức di chuyển đều do người dân tự quyết.

1.3.2.5. Theo hành vi di dân.

- Di dân tự nguyện. - Di dân bắt buộc. - Di dân hạn chế.

Một phần của tài liệu Dân số và Môi trường (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w