Kế toán tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty công trình đường sắt (Trang 39 - 41)

Đây là bước cuối cùng của quá trình tập hợp CPSX. Để tính giá thành từng công trình được đầy đủ, chính xác, phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tập hợp CPSX đúng đối tượng và phương pháp, tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chính xác, xác định đúng đối tượng và phương pháp tính giá thành. Với đối tượng là công trình hoặc hạng mục công trình công ty đã sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp và tổng cộng chi phí.

Cuối kỳ, để tổng hợp được toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán tiến hành cộng sổ số liệu trên sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627. Sau khi đã cộng số liệu của từng công trình, tiến hành tổng cộng số liệu tất cả các công trình để tổng hợp lên TK 154, TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (bảng 2.5)

VD: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong quý IV năm 2004 của Cầu Trà Si là:

Z = Dđk + C - Dck = 259.900.827 + 2.118.219.214 - 0 = 2.378.120.041 Vậy giá thành sản xuất của công trình Cầu Trà Si là: 2.378.120.041 đồng

Sau khi tính được giá thành thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao kế toán tiến hành hạch toán:

Kết chuyển giá thành công trình Cầu Trà Si:

Nợ TK 632 - Cầu Trà Si: 2.378.120.041 (đ) Có TK 154 - Cầu Trà Si: 2.378.120.041 (đ)

Sau khi tính được giá thành thực tế cho từng công trình, tiến hành phân bổ chi phí gián tiếp (chi phí quản lý doanh nghiệp) cho từng công trình. Tổng chi phí quản lý được lấy từ sổ chi tiết TK 642. Do tổng chi phí quản lý doanh nghiệp thường là lớn nên nếu phân bổ toàn bộ chi phí quản lý vào giá thành sản phẩm trong kỳ là không hợp lý. Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu công ty tiến hành phân bổ quản lý cho từng sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Trên cơ sở giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ hạch toán (dư nợ TK 154) và giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ được phản ánh trên TK 142 để tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ vào cuối kỳ sau. Sau khi tính được tổng chi phí quản lý doanh nghiệp cần phân bổ cho các sản phẩm hoàn thành của tất cả các công trình, kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình theo công thức sau:

Chi phí quản lý doanh nghiệp phân

bổ cho công trình Cầu Trà Si = Tổng chi phí QLDN cần phân bổ x Chi phí TT của Công trình Cầu Trà Si Tổng chi phí thực tế của tất cả các CT

VD: Trong năm 2004, tổng chi phí QLDN phát sinh là: 2.651.068.681 đồng Tổng chi phí thực tế giá thành SPXL hoàn thành là: 60.810.382.971 đồng

Chi phí thực tế giá thành SPXL của Công trình Cầu Trà Si là: 2.118.219.214 đồng => Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho công trình cầu Trà Si là:

= 2.651.068.681 / 60.810.382.971 x 2.118.219.214 = 92.345.161 đồng

Tại Công ty Công trình Đường sắt chi phí quản lý phân bổ cho các khối lượng công trình hoàn thành sẽ được kết chuyển vào TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”,

Nợ TK 911: 92.345.161 (đ)

Chi phí quản lý phân bổ cho khối lượng xây lắp dở dang được đưa vào TK 142 “chi phí chờ kết chuyển” để đến kỳ sau khi có khối lượng xây lắp hoàn thành mới kết chuyển vào TK 911

Trích Bảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Quý IV năm 2004 như sau: bảng 2.9

Chương III:

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành tại công ty Công trình đường sắt.

I. Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán tại công ty công trình đường sắt.

Là công ty trực thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, trong những năm qua, Công ty công trình đường sắt đã góp phần không nhỏ trong việc tạo ra các công trình đường sắt, đường bộ phục vụ cho giao thông Việt Nam nói riêng cũng như sự nghiệp CNH- HĐH nói chung. Kể từ khi thành lập Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Đó là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty vẫn là hoạt động xây lắp. Với mục tiêu đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, Góp phần đảm bảo công ăn việc làm, cải thiện mức sống của cán bộ công nhân viên. Để thực hiện điều này, bên cạnh những quy định, quy chế chung toàn bộ ngành, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó việc quản lý chi phí, hạ giá thành là biện pháp trọng tâm.

Trong thời gian thực tập thực tế tại Công ty công trình đường sắt, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của phòng kế toán cũng như các phòng ban khác, tôi đã thu thập được rất nhiều kiến thức bổ ích. Mặc dù thời gian tìm hiểu không dài, song trong phạm vi hiểu biết của mình, em xin mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến nhận xét của mình về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào quá trình hoàn thiện công tác kế toán của Công ty.

Một phần của tài liệu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty công trình đường sắt (Trang 39 - 41)