* Tỉ lệ tử vong và sống do CTSN: trong thời gian nằm viện ≤ 30 ngày.
* Đánh giá kết cục tốt và xấu: được phân loại dựa theo thang điểm GOS (Glasgow Outcome Scale) hoặc DRS (Disability Rating Scale) chia 5 mức độ [100] tại thời điểm 6 tháng sau chấn thương. Bệnh nhân sau khi ra viện được hẹn đến khám lại tại các thời điểm trên ở phòng Hồi sức tích cực, khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện Việt Đức (trong trường hợp bệnh nhân có thể đi lại được). Nếu bệnh nhân không thể đi lại thì việc đánh giá được thực hiện bằng
cách phỏng vấn qua điện thoại người thân hoặc người chăm sóc bệnh nhân theo bảng kiểm có sẵn (phụ lục 2) [101].
Bảng 2.2. Bảng đối chiếu mức độ hồi phục của bệnh nhân theo GOS và DRS
THANG ĐIỂM DRS THANG ĐIỂM GOS
0 Không Kết cục tốt 5 Hồi phục tốt, không có hoặc có di chứng nhẹ 1 Nhẹ 2 – 3 Một phần 4
Mất chức năng vừa phải, có di chứng nhẹ và bệnh nhân tự phục vụ được 4 – 6 Vừa 7 – 11 Trung bình nặng Kết cục xấu 3 Mất chức năng, còn tỉnh nhưng bệnh nhân không
tự phục vụ được 12 – 16 Nặng 17 – 21 Cực nặng 22 – 24 Sống thực vật 2 Sống thực vật 25 – 29 Tình trạng cực kì thực vật 30 Chết Chết 1 Chết
Kết cục tốt: điểm GOS ≥ 4 hoặc DRS ≤ 6 sau chấn thương 6 tháng. Kết cục xấu: điểm GOS ≤ 3 hoặc DRS ≥ 7 sau chấn thương 6 tháng.
* Thời gian nằm hồi sức: được tính từ khi bệnh nhân bắt đầu về phòng hồi sức cho đến khi chuyển về các khoa khác trong bệnh viện.
* Thời gian thở máy: được tính từ khi bệnh nhân bắt đầu về phòng hồi sức cho đến khi cai máy và bỏ máy thở thành công.
* Tình trạng hô hấp khi ra khỏi hồi sức:
+ Không cần hỗ trợ: bệnh nhân ra khỏi phòng hồi sức đã được rút ống nội khí quản khi tình trạng tri giác cải thiện (GCS ≥ 10).
+ Cần hỗ trợ: Bệnh nhân thở qua ống mở khí quản khi tình trạng tri giác chưa cho phép rút được ống mở khí quản (GCS ≤ 9).
* Biến chứng:
+ Chảy máu tại chỗ: được xác định khi xuất hiện tổn thương mới (dạng tăng tỉ trọng) xung quanh vị trí đặt catheter trên phim chụp CT scan sọ não mà trên phim CT scan trước đó không có.
+ Nhiễm trùng tại chỗ: được chẩn đoán xác định khi nuôi cấy vi sinh có kết quả dương tính ở mẫu bệnh phẩm ở đầu catheter sau khi rút ra.
* Tăng ALNS: Khi ALNS > 20 mmHg kéo dài trên 15 phút mà không có một yếu tố kích thích hay thúc đẩy rõ ràng nào (như tắc đờm, hút đờm, chống máy) được coi là giá trị bệnh lý cần phải can thiệp điều trị.
* Giảm giá trị PbtO2: Khi thấp < 20 mmHg kéo dài ít nhất trên 15 phút không có một yếu tố kích thích hay thúc đẩy rõ ràng nào (như tắc đờm, hút đờm, chống máy) được coi là giá trị bệnh lý cần phải can thiệp điều chỉnh.
* Test phản ứng với oxy của tổ chức não (Tissue Oxygen Response – TOR):
Sau khi đảm bảo các thông số theo dõi ổn định, chúng tôi tiến hành tăng FiO2 lên 100% (trên máy thở) trong vòng 30 phút. Thời điểm trước khi thử test và khi kết thúc test TOR, lấy mẫu thử khí máu động mạch và ghi lại tất cả các thông số theo dõi. Chỉ số TOR được tính toán theo công thức như sau (theo tác giả van den Brink [102]):
* Một số tiêu chuẩn khác:
+ Tình trạng tụt huyết áp khi đến viện (khi HATT < 90mmHg) + Tình trạng thiếu oxy khi đến viện ( khi mà SpO2 < 92%). + Rối loạn thân nhiệt khi đến viện (T° > 38°C hoặc T° < 35°C). + Tình trạng thiếu máu trong mổ (khi Hb < 8,0 g/dL)
+ Tụt huyết áp trong mổ (khi HATT < 90 mmHg)
+ Rối loạn thông khí trong mổ: tình trạng ưu thán khi PaCO2 > 45 mmHg; tình trạng nhược thán khi PaCO2 < 35 mmHg.
+ Áp lực tưới máu não: được tính dựa vào công thức như sau ALTMN = HATB – ALNS
+ HATB: được tính dựa vào công thức như sau HATB = HATTr + 1/3(HATT - HATTr)
+ Phân loại mức độ CTSN theo Hội Chấn thương thần kinh [8]: CTSN mức độ nhẹ: (GCS từ 13-15)
CTSN mức độ vừa: (GCS từ 9 - 12) CTSN nặng: (GCS ≤ 8).