XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THẤT NGHIỆP VÀ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 32 - 35)

12 CIEM, DOE, ILSSA, IPARD Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam Nhà xuất bản Thống kê

XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THẤT NGHIỆP VÀ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

VÀ TẠO CÔNG ĂN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Qua những phân tích trên và rút ra được những nguyên nhân chính gây ra thất nghiệp. Để giảm thiểu số người thất nghiệp và thiếu việc làm và nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

1. Xuất phát từ nguyên nhân mất cân đôi cung cầu lao động, số việc làm dù có tăng nhưng không theo kịp số người có nhu cầu tìm việc. Với 1,13 triệu người thất nghiệp và 1,3 triệu lao động đang trong tình trạng thiếu việc làm hiện nay thì giải pháp trước mắt đó là phải tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Cụ thể các phương án như sau:

- Ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có điều kiện và khả năng tạo việc làm được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất hay khuyến khích hình thành các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của tư nhân để khai thác tiềm năng về nhân lực, thu hút nhiều lao động

- Các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung chính sách hỗ trợ tạo việc làm, khai thác các tiềm năng sẵn có của địa phương, thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách thu hút vốn đầu tư cần chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, nhất là cải cách thủ tục đầu tư. Tích cực đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ những trở ngại về cơ chế chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ quan ban ngành liên quan cần tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động về chính sách xuất khẩu lao động của tỉnh, làm rõ lợi ích của việc xuất khẩu lao động đối với vấn đề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, chuẩn bị đủ nguồn lao động đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động. Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo sự thông thoáng và giảm phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp.

2. Nguyên nhân thứ hai khiến lao động thất nghiệp nằm ở chất lượng lao động thấp, tay nghề hạn chế, nhất là đối với lao động nông thôn. Quyết định

số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã có hiệu lực hơn 4 năm, đến nay đã có những thành tựu đáng kể đó hơn 1 triệu lao động nông thôn được dạy nghề. Trên 60% lao động nông thôn sau khi học nghề tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất lao động được nâng lên, góp phần tăng thu nhập. Một bộ phận khác sau khi học nghề đã có việc làm mới ở các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ. Một bộ phận lao động nông thôn đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác xã, giải quyết việc làm cho bản thân và lao động khác…Tuy vậy, đề án này ở một số vùng nông thôn vẫn chưa biết đến, một bộ phận học viên vẫn chưa “mặn mà” lắm với việc học nghề, tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giúp người dân hiểu được giá trị của việc học nghề và tham gia học nghề để nâng cao tay nghề. Thêm nữa, chất lượng chương trình dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, còn nặng về lý thuyết thiếu tính thực hành, chưa thật sự quan tâm đến việc hỗ trợ lao động nông thôn sau học nghề. Vì vậy cần đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của lao động nông thôn, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành. Đa dạng hơn nữa các ngành nghề đào tạo, đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng lao động địa phương cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động. Cùng với đó là tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, có chính sách tốt hơn về vay vốn, chính quyền tạo điều kiện thuê đất, thuê mặt nước và các phương tiện khác để người lao động có thể hành nghề sau khi học nghề.

3. Do tác động của yếu tố công nghiệp hoá và đô thị hoá đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, những nông dân ở các vùng “giải toả” buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp với đa phần sang khu vực phi nông nghiệp. Do những nông dân này thường không được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dịch này, cần qui định cụ thể và đồng bộ hơn các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng đất đai sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách hướng dẫn nông dân về sinh kế sau giải phóng mặt bằng để nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp biết cách chuyển đổi sang các ngành nghề phù hợp, ổn định cuộc sống sau khi giải phóng mặt bằng đất đai. Không còn tình trạng bộ phận lao động này phải đồn về thành phố, tránh gia tăng áp lực cho thị trường lao động ở thành thị.

4. Hiện nay tình trạng sinh viên thất nghiệp là một gánh nặng, một khó khăn chung cho nền kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn năm 2011-2014, trung bình mỗi năm có khoảng trên 400 nghìn sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng trong độ tuổi lao động thất nghiệp trong thời gian qua tăng cao hơn so với số tốt nghiệp và số có việc làm, trong đó, số sinh viên thất nghiệp năm 2014 tăng gần gấp đôi so với năm 2010. Ngành giáo dục cần phải đẩy mạnh công tác dự báo và xác định hợp lý quy mô nguồn nhân lực; quy hoạch nguồn nhân lực; quy mô cơ cấu ngành nghề, trình độ, địa phương. Điều này dẫn đến việc quyết định cho mở ngành nghề đào tạo như thế nào, ở đâu, đào tạo ở những khu vực nào… Ngành giáo dục và đào tạo phải cải thiện được công tác quy hoạch nguồn nhân lực một cách chi tiết, đầy đủ trên cơ sở dự báo mang tính chất chiến lược và dài hạn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w