12 CIEM, DOE, ILSSA, IPARD Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam Nhà xuất bản Thống kê
4.1 Thất nghiệp ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp có mối liên quan vì hai khái niệm này gắn bó với nhau. Mức độ thất nghiệp trong nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế bởi do tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số về tình trạng của nền kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế được duy trì, mức độ chung của việc làm không giảm xuống dưới một mức nhất định. Tới thời điểm mà việc làm giảm xuống quá mức quy định này, nó sẽ gây phương hại đến tăng trưởng kinh tế.
Mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp có thể được giải thích dưới dạng sản lượng hàng hóa cần thiết được sản xuất ra của các việc làm được cung cấp bởi những người lao động cần có để duy trì nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mức sản lượng sẽ giảm do việc giảm số lượng lao động đóng góp cho sản lượng hàng hóa sản xuất ra. Mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp này có thể được rút ra từ thực tế là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế. Và ngược lại, giảm trong trường hợp có sự phát triển nhanh chóng, hoặc trong giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhìn vào hình thể hiện tăng trưởng GDP và số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2013 và 2014 (Hình 3.3) dưới đây, chúng ta thấy có mối tương quan: trong năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần qua các quý thì số người thất nghiệp cũng giảm dần qua quý 1, quý 2 tăng nhẹ ở quý 3, sau đó lại giảm mạnh ở quý 4. Tương tự như vậy, ta thấy ở quý 1/2014 khi số người thất nghiệp tăng cao thì tốc độ GDP giảm, tiếp tục khi GDP tăng dần từ quý 2, quý 3 đến quý 4 thì số người thất nghiệp giảm sau đó có tăng nhẹ nhưng ở quý 4 con số này lại giảm xuống.
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Báo cáo điều tra lao động – việc làm 2013, 2014
Hình 3.3 Tăng trưởng GDP và số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2013 và 2014
Một mối liên hệ khác giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp là việc tỷ lệ thất nghiệp được các nhà kinh tế sử dụng làm một trong những nhân tố kinh tế vĩ mô đo lường tốc độ tăng trưởng hoặc “sức khỏe” hiện tại của nền kinh tế. Khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu giảm, nó thường kết nối với các nhân tố vĩ mô khác như sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, được coi là chất xúc tác cho sự gia tăng việc làm. Ví dụ, khi khách hàng bắt đầu đặt rất nhiều đơn hàng cho các sản phẩm, công ty sản xuất sẽ thuê thêm lao động để theo kịp tiến độ của nhu cầu. Khi nhu cầu giảm, những người lao động sẽ bị sa thải do các công ty phải giảm gánh nặng không cần thiết để bảo tồn nguồn nhân lực. Như vậy khi kinh tế tăng trưởng kéo theo việc làm gia tăng và do đó tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.