Thất nghiệp ảnh hưởng đến cá nhân người lao động và xã hộ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 30 - 32)

12 CIEM, DOE, ILSSA, IPARD Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam Nhà xuất bản Thống kê

4.2 Thất nghiệp ảnh hưởng đến cá nhân người lao động và xã hộ

Đối với mỗi cá nhân người lao động thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Người lao động không có việc làm đồng nghĩa sẽ mất nguồn thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn. Việc thất nghiệp hay thiếu việc làm dài hạn còn dẫn tới mất cơ hội trao dồi, nắm bắt và nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp làm hao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có; sẽ có nhiều người tìm việc và bằng cách này hay cách khác họ bươn chải kiếm sống qua ngày. Một nghiên cứu mới đây “Người bán vé số bùng phát vì thất nghiệp” là một minh chứng cho nhận xét trên. Trong bài này có nói, trong hai năm trở lại đây, mặc dù có hàng ngàn doanh nghiệp phá sản nhưng ngành vé số kiến thiết vẫn ăn nên làm ra, thậm chí doanh thu có chiều hướng tăng dần theo tỉ lệ thất nghiệp. Số lượng người bán vé số theo đó ngày càng tăng cao - “đông đến mức đi đụng đầu”, những người bán vé số khắp ba miền Việt nam đều có thu nhập lèo tào, đời sống chật vật…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, chán nản với cuộc sống xã hội và có thể dẫn họ đến những sai lầm đáng tiếc.

Mỗi cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hôi, vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội. Khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhau cầu về phát triển và tự hoàn thiện, vì vậy trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến lòng tự ti của con người, xa lánh cộng đồng và là

nguyên nhân các các tệ nạn xã hội. Một kết quả cuộc điều tra mới đây cho thấy thất nghiệp nhiều khiến tội phạm gia tăng. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo 138 đánh giá, tình hình an ninh trật tự còn phức tạp nhưng hầu hết các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dư luận quan tâm đã được điều tra, phát hiện xử lý kịp thời. Trong số này có nhiều vụ trọng án về trật tự xã hội và án kinh tế lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Thành phần tội phạm có thay đổi. Tỷ lệ phạm tội là người lao động chiếm trên 70%, người chưa thành niên phạm pháp ngày càng nhiều. Hoạt động tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu “xã hội đen” đang nổi lên, diễn biến phức tạp.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 2014 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w