Những hình ảnh biểu tợng độc đáo

Một phần của tài liệu Thơ tình hàn mặc tử (Trang 36 - 40)

Hình ảnh đợc hiểu nh là những dạng thức tạo hình cụ thể, sống động trong những tác phẩm văn chơng mà ngời ta có thể tri giác đợc một cách trực tiếp. Những hình tợng nghệ thuật trong tác phẩm văn chơngnói chung, muốn đến đợc với độc giả, đều phải đợc tạo hình qua những chi tiết, hình ảnh nh vậy, bởi vì, xét đến cùng, chúng cũng chỉ là một hiện tợng tinh thần. Nhng cũng có những hình ảnh mà khi đợc lựa chọn đa vào tác phẩm, theo một cách thức tổ chức nghệ thuật đặc biệt nào đó, chúng bỗng gợi lên vô số ý nghĩa rộng lớn và trìu tợng hơn, khác với cái nghĩa thực cụ thể, vốn có ban đầu, nói cách khác đó là những hình ảnh- biểu tợng [17, tr.562-563 ]. Xuất hiện trong thơ tình của Hàn Mặc Tử là những hình ảnh, biểu tợng của tình yêu, nó xuất hiện với tần số cao và tạo thành một mô típ trong thơ tình của ông. Đó là những biểu tợng Trăng, Hồn, Máu. Sống trong nỗi đau phân rã và hủy hoại Hàn Mặc Tử lại càng bị ám ảnh hơn bao giờ hết về những hình ảnh ấy. Đó còn là cách thể hiện cảm xúc về tình yêu nhục thể, hàng ngày khi đối diện với cái chết đang đến, theo đó là sự phân hủy của từng bộ phận thì những hình ảnh này lại càng xuất hiện dày đặc.

Cũng từ đó hình hài của thi nhân lại hiện lên rõ hơn thông qua biểu tợng Trăng, Hồn, Máu.

* Trăng (nguyệt, chị Hằng)

Trăng xuất hiện trong thơ tình Hàn Mặc Tử 112 lần, chiếm 16,4%, không những thế, trăng còn tồn tại nhiều tên gọi khác nhau, có lúc đợc gọi là Nguyệt, hay chị Hằng. Nh vậy trăng xuất hiện với một tỉ lệ cao trong thơ tình của Hàn Mặc Tử, ở đây trăng đợc mô tả một cách rất đặc biệt, nó th- ờng xuất hiện với các động từ nh “ chết, riết, tắm, nằm, quỳ...” hay cùng với các tính từ nh “thơm tho...”, cùng với đó trăng còn có những hành động nh con ngời

-Mới lớn lên trăng đã thẹn thò Thơm nh tình ái của ni cô

-Bỗng đêm nay trớc cửa bóng trăng quỳ Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu

Có 8 bài tiêu đề trăng nh: “say trăng, ngủ với trăng, rợt trăng, sáng trăng, trăng tự tử... ” chứng tỏ trăng nó đã trở thành một ám ảnh nghệ thuật đối với Hàn Mặc Tử. Ông "say trăng, ngủ với trăng, rợt trăng, thậm chí còn rao bán trăng..."

ở trong phong trào Thơ mới, Xuân Diệu là nhà thơ có nhiều bài về trăng: Trăng, Nguyệt Cầm, Buồn trăng.... Nhng ta thấy trăng ở Xuân Diệu là biểu tợng cái đẹp thuần túy, trăng là đối tợng, là khách thể.

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thơng trăng nhớ hỡi trăng ngần

Trong thơ tình của Hàn Mặc Tử trăng là biểu tợng của thiên nhiên tạo vật, soi sáng đêm tối một cách lung linh kỳ ảo, có lúc trăng khuyết, nh- ng rồi theo chu kỳ ngày rằm nó lại tràn đầy sáng đẹp. “trăng là biểu tợng của cái nhịp điệu sinh học là thiên thể lớn lên, nhỏ đi, rồi biến mất, có cuộc sống tuân thủ theo quy luật của sự tiến triển,sự sinh thành và sự chết” [8, 396]. Ngoài ý nghĩa ấy trăng còn gắn với cuộc đời của Hàn Mặc Tử từ thuở bé với những động cát mà ông đã ngụp lặn, trong không gian "ánh trăng vàng, lá trăng rơi ". Trăng gắn bó với cuộc đời Hàn Mặc Tử nh một ngời bạn tri âm tri kỷ, trăng là cảm xúc nồng cháy trong lòng thi sĩ, trăng là nhân chứng cho sự đổ vỡ trong tình yêu, trăng còn là hiện thân cụ thể của nỗi đau bệnh tật mà Hàn Mặc Tử mang trong bản thân mình.

Hồn là “ một yếu tố tinh thần có thể xuất hiện một cách độc lập đối với thể xác của nó” [8, 448]. Trong thơ tình của Hàn Mặc Tử, biểu tợng hồn xuất hiện 47 lần, chiếm 6,9% (xem bảng 1). Nh vậy, hồn xuất hiện với tần số khá lớn, và đợc miêu tả một cách đặc biệt. Hình ảnh của hồn thờng đi cùng với các động từ “ cấu, cào, nhai, cời, kêu, rên, trào ...”và có những hành động nh con ngời

-Hồn đã cắn đã cào nhai ngấu nghiến -Hồn mất xác sẽ cời nghiêng ngả Và kêu rên thảm thiết khắp bao la

Nh vậy hồn vừa là sự sống tinh thần của bản thể, vừa là sự phân thân của tác giả, mà qua đó chúng ta có thể nhận diện đợc chân dung cô độc và đau thơng của Hàn Mặc Tử.

* Máu

Máu xuất hiện 17 lần, chiếm 2,5% ( xem bảng 1), máu xuất hiện với tần số không nhiều nh hồn, và đôi khi không trực tiếp nói đến máu, mà thay vào đó là hình ảnh của Huyết. Nhng máu cũng đợc mô tả một cách độc đáo trong thơ Hàn Mặc Tử. Hình ảnh của máu thờng đợc mô tả kèm với các động từ nh “ vọt, tuôn, mửa”, với tính từ nh “búng, khô... ”

- Máu tim anh tuôn ra làm biển - Lời thơ ngậm cứng không rền rĩ Mà máu tim anh vọt láng lai

Trớc tiên máu là sự sống, là năng lợng nuôi sống cơ thể và tinh thần. “ Máu là bản nguyên của thân xác và là phơng tiện truyền dẫn những đam mê” [8, 566]. Nhng với Hàn MặcTử máu ở đây còn là cuộc sống đang chết, hay là cái chết đang tiềm ẩn trong cuộc sống. Máu là hồn của thể xác mà cũng là xác của linh hồn, nói cách khác máu là thơ và cũng là biểu hiện cụ thể của đau thơng, máu vừa là một hành hạ vừa là một sự giải thoát. Vì thế Hàn Mặc Tử dùng biểu tợng này nh một cách soi ngắm cái thế giới khách quan.

* Tay

Với sự xuất hiện 16 lần hình ảnh Tay, chiếm 2,3%, Bộ phận cơ thể này chủ yếu đợc mô tả qua các hành động: "ngoắt, giơ, cầm, quàng, ôm, vo siết...".

- Tay ngoắt đám mây dừng lại ngay - Nghe hơigió ôm ngang lấy gió

Trớc tiên đó là bộ phận của cơ thể dùng để cầm, nắm, sờ... một vật khác. Nhng với Hàn Mặc Tử đôi tay là nơi có thể cảm và níu kéo cuộc sống và tình yêu. Đôi tay vơn dài là phơng tiện kết nối, giao cảm giữa bản thân nhà thơ với cuộc sống và tình yêu.

* Miệng

Miệng xuất hiện trong thơ tình của Hàn Mặc Tử 10 lần, chiếm 1,5%, miệng là một bộ phận cơ thể, là nơi dùng để đa thức ăn vào dạ dày và nuôi sống cơ thể, là nơi phát ra âm thanh tiếng nói của loài ngời. Miệng còn là cửa ngõ của trái tim và là nơi đầu tiên con ngời gắn bó với nhau về mặt thể xác. Miệng cùng các bộ phận nh lỡi, răng, môi... có thể đem lại vị ngọt đôi môi của nụ hôn trai gái, nhng rồi nó cũng có thể đẩy ngời ta xuống tận cùng của sự đau khổ trong tình ái Cái miệng là nơi truyền thức ăn nuôi sống con ngời, nó có thể làm cho con ngời biết đến sự thống khoái của thể xác. Nhng cũng có thể cho con ngời ta tụt xuống vực thẳm của đau khổ và sự đổ vỡ của tâm hồn.

Trong tình yêu ngời ta thờng thề thốt, hứa hẹn với nhau thật nhiều, với những lời yêu thơng ấy đều đợc xuất phát từ cái miệng mà ra. Nó đem lại cảm giác ngọt ngào, rồi nó có thể phá vỡ những đam mê mà trả lại cho con ngời sự chua xót. Vì thế mà khi chia tay với ngời tình điều ông đòi hỏi là :

Xa thứ gì dính dáng ở đầu môi Nay trả lại để tôi làm dấu tích

Dờng nh một nỗi thèm khát và bản thân ông cũng mất dần đi sự kiềm chế nên có những hành động "đớp, cán, cào, nhai, nuốt, ọc...". Nhng có ở trong hoàn cảnh tìm kiếm sự sống và tình yêu một cách tuyệt vọng thì mới thấu hiểu và đồng cảm với Hàn Mặc Tử về sự nỗ lực vợt bậc ấy của ông :

Ôi ta đã mửa ra từng búng huyết Khi say sa với lợn sóng triền miên

Nh vậy, trăng, hồn, máu là sự phân thân của tác giả. Qua các biểu t- ợng, và các hình ảnh tay, miệng này, Hàn Mặc Tử đã đặt toàn bộ cả phần hồn và xác của mình vào trong ấy, để soi ngắm thế giới khách quan. Nh vậy, trăng, hồn, máu là sự phân thân của tác giả, từ cách sử dụng những hình ảnh, biểu tợng kì dị, Hàn Mặc Tử đã bộc lộ rõ một tài năng sáng tạo hiếm có, và làm cho chúng ta thấy rõ nét thêm về một chân dung cô độc, đau thơng, luôn sống trong cảm giác “sợng sần và tê điếng .

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thơ tình hàn mặc tử (Trang 36 - 40)