NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội (Trang 51 - 71)

5. CƠ CẤU KHÓA LUẬN

3.2 NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ

3.2.1 Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác ứng dụng Công nghệ thông tin

Chúng ta có thể thấy rằng, trong xu thế phát triển chung hiện nay, áp dụng CNTT vào hoạt động của các ngành, cơ quan là một điều kiện cần phải có. Hơn hết, với vai trò là ngành tạo ra những sản phẩm là nguồn lực mới cho sự phát triển của xã hội, thì việc áp dụng CNTT vào trong quá trình hoạt động của ngành thông tin – thư viện nói chung và TVHN nói riêng là không thể thiếu. Tuy nhiên, việc áp dụng CNTT sẽ không thể tiến hành nếu thiếu nguồn kinh phí để xây dựng nên những nền tảng vốn dĩ phải có như: thiết bị tin học, các phần mềm ứng dụng, đội ngũ làm việc có kĩ năng chuyên môn tin học... Tuy nhiên, hiện đại hóa thư viện và tăng cường kinh phí đầu tư không chỉ là về cơ sở vật chất, trang thiết bị không chỉ là cách để thể hiện rằng cơ quan, thư viện tôi hiện đại, có cơ sở vật chất khang trang. Mà đầu tư trang thiết bị để có thể ứng dụng CNTT, áp dụng những thành tựu công nghệ mới để có thể phục vụ bạn đọc được tốt nhất. Có thể đầu tư kinh phí để tạo mới và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của thư viện, vì trong một xã hội mà văn hóa đọc đã có phần bị lắng xuống, văn hóa nghe nhìn đang lên ngơi, việc cung cấp các sản phẩm – dịch vụ hiện đại ngày càng trở nên cấp bách, thậm chí mang tính sống còn đối với các thư viện trong quá trình chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại.Ngoài ra, để có thể hiện đại hóa thư viện cũng cần phải đồng bộ mọi hoạt động của cơ quan trong công tác quản lý: nhân sự, nguồn tài liệu đến bạn đọc, công tác liên thư viện.. Rõ ràng, để có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi này đòi hỏi cần phải có nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất thì mới có thể hoàn thành

Đối với TVHN, dự trong thời kì là thư viện truyền thống hay trong quá trình chuyển sang thư viện hiện đại như hiện nay thì đội ngũ cán bộ luôn là linh hồn của mọi hoạt cứ bất cứ hoàn cảnh nào, các cán bộ của thư viện luôn tỏ rõ được vai trò của mình, từng bước đưa thư viện phát triển và trở thành điểm đến của mọi người dân Thủ đô.

Và để có thể tiến hành thành công việc ứng dụng CNTT tại thư viện thành công, thì người cán bộ thông tin ngoài chuyên môn, nghiệp vụ tốt trong công tác xử lý tài liệu thì phải có thêm chuyên môn về tin học. Ngoài đội ngũ cán bộ của phòng tin học, chuyên chịu trách nhiệm về các lỗi trong phần mềm, hay hỗ trợ các phòng ban khác trong khâu kĩ thuật, ti

Hiện nay, hàng năm TVHN đều cử nhiều cán bộ tham gia các chương trình tập huấn khác nhau, từ chuyên môn nghiệp vụ đến các kỹ năng nâng cao như tin học, ngoại ngữ...Tuy nhiên, do thời gian đào tạo quá ngắn nên việc phát huy hiệu quả từ các chương trình đào tạo này chưa thật sự được như ý muốn. Để công tác đào tạo cán bộn đạt hiệu quả, trước mắt, TVHN cần tập trung đào tạo theo những phương hướng, định hướng phát triển của TVHN trong thời gian tới, cụ thể:

+ Tập trung nâng cao kỹ năng tin học và CNTT cải cho cán bộ thư viện. Tối thiểu phải có các kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, có thể dử dụng các phần mềm được trang bi cho thư viện. Đặc biệt chú trọng tới các kỹ năng nhập liệ và kĩ năng tìm kiếm thông tin.

+ Tổ chức đào tạo cán bộ thư viện về các lĩnh vực mới, kiến thức mới phục vụ cho công tác chuyên ngành như: Xử lý thông tin, bao gói hông tin, cung cấp và chuyển giao thông tin, phương pháp và các kĩ năng khai thác thông tin... Chú trọng trong phối hợp với các đơn vị đào tạo, các đơn vị liên quan để đưa cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ.

+ Cần có kế hoạch triển khai các hình thức thẩm định trình độ bộ hàng năm. Trên cơ sở đó mới tạo động lực cho cán bộ thư viện phải tự học tập, nâng cao trình độ bản thân.

3.2.3 Hướng dẫn người đọc, người dùng tin sử dụng thư viện điện tử

Để giúp người đọc, người dùng tin biết cách sử dụng các nguồn thông tin thì việc đào tạo là vô cùng cần thiết. Đối với họ, có nhiều biện pháp cung cấp các thông tin hướng dẫn sử dụng các thiết bị tin học để tra cứu thông tin, cụ thể:

- Cung cấp các hiểu biết chung thông qua các buổi nói chuyện, các lớp đào tạo, các buổi giới thiệu cho độc giả về hệ thống tìm tin của Thư viện về các CSDL đã được số hóa, các sản phẩm, dịch vụ mới của thư viện cũng như cách thức, điều kiện để sử dụng.

- Thư viện có thể đặt các bảng hướng dẫn, viết các chương trình ngắn gọn để giới thiệu cho bạn đọc nhằm phổ cập kiến thức tin học, cách tra cứu hông tin trên Website thư viện, đồng thời đặt cạnh máy tính, những nơi bạn đọc dễ tiếp cận ở các phòng phục vụ.

3.2.4 Tăng cường liên kết, hợp tác và mở rộng nguồn lực thông tin

Trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, chúng ta dễ dàng nhận ra sự giao thoa giữa các lĩnh vực khoa học đang ngày càng diễn ra rõ nét và sâu sắc. Biên giới giữa các lĩnh vực này đang bị thu hẹp dần, có nghĩa là thông tin do chúng sinh ra và thông tin về chúng cũng đang bị biến đổi theo. Bản thân mỗi cơ quan thông tin – thư viện không thể tự xoay xở để có thể đảm bảo thông tin cả về chất lượng và số lượng. Trong thời điểm hiện tại, sự phối hợp giữa các cơ quan thông tin – thư viện là biện pháp hữu hiệu để giúp chính họ tăng cường nguồn lực (thông tin, cơ sở vật chất, nghiệp vụ...) và hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, nếu không có sự phối kết hợp lẫn nhau, các cơ quan thông tin – thư viện sẽ dễ bị lạc hậu. Mối quan hệ và gắn bó mật thiết giữa các đơn vị khiến bản thân mỗi đơn vị phải luôn tự đổi mới để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của cả hệ thống. Và đó cũng chính là cái đích mà mỗi cơ quan thông tin – thư viện luôn mong muốn đạt tới. Bên cạnh đó, ngày nay công nghệ thông tin và viễn thông đã phát triển rất mạnh. Đây cũng chính là điều kiện lý tưởng để các cơ quan thông tin – thư viện đại học có thể xây dựng mạng lưới liên kết. Trước

đây, chúng ta thường cho rằng do các khó khăn về phương tiện lưu trữ, mang tải, về phương tiện vận chuyển, về không gian, thời gian.... đã cản trở các ý tưởng liên kết. Thì nay những khó khăn ấy không còn đáng kể nữa. Sự thâm nhập sâu sắc của công nghệ viễn – tin vào các hoạt động thông tin – thư viện đã làm thay đổi cơ bản quan niệm về phương thức lưu trữ và phục vụ thông tin. Chúng ta cần tận dụng tối đa khả năng mà các công nghệ đó mang lại. Và cuối cùng, nếu các cơ quan thông tin – thư viện Việt Nam liên kết thành một mạng lưới thì đó sẽ là một lực lượng hùng hậu đáng kể để có thể tham gia vào các mối quan hệ quốc tế. Vị thế của cả một hệ thống chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều cá thể từng đơn vị tham gia.

Dự có nhiều lợi thế như vậy, tuy nhiên tới nay, sự chia sẻ liên kết trong hệ thống thông tin – thư viện tại Việt Nam nói chung và giữa TVHN với các cơ quan thông tin khác là không tốt. Chỉ có một số ít các sản phẩm, dịch vụ thư viện được liên kết, chia sẻ với nhau.Vì thế, cần tích cực đẩy mạnh công tác liên thư viện hiện nay, có thể thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: cung cấp nguồn lực thông tin chéo để xây dựng các thư mục, cung cấp dịch vụ mượn liên thư viện, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người khiếm thị, khuyết tật...

KẾT LUẬN

Ngày nay, công nghệ thông tin vẫn và đang chiếm vị trí hàng đầu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu: từ sản xuất, nghiên cứu, văn hóa tinh thần ... đến các hoạt động khác trong sinh hoạt thường ngày. Song song với việc ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn thì việc khẳng định vai trò quan trọng của CNTT là không thể thiếu, không thể không đẩy mạnh và đặt lên hàng đầu trong xây dựng và phát triển của mọi ngành, mọi quốc gia và các khu vực trên thế giới.

Trong hoạt động thông tin thư viện tại Việt Nam nói chung và Thư viện Hà Nội nói riêng, việc ứng dụng CNTT đã tạo ra các bước đột phá mới cho các trung tâm thông tin – thư viện. Các quá trình làm việc đã được “công nghệ hóa”, giúp cho việc tạo dựng, quản lý nguồn tài liệu, phục vụ bạn đọc cũng như trao đổi nguồn lực thông tin được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, những thành quả mà TVHN có được như ngày hôm nay không thể không tự hào: với số lượng cán bộ ban đầu vừa thiếu về số lượng, vừa non trẻ về kinh nghiệm nhưng đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách từ trong thời chiến đến thời bình, xây dựng đất nước đã tạo nên một Thư viện Hà Nội khá khang trang về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phong phú về nguồn lực thông tin phục vụ độc giả - là một trong ba thư viện hàng đầu cả nước trong hệ thống thư viện công cộng – là điểm sáng của Thủ đô, đảm nhận vững vàng vai trò là thư viện của trung tâm văn hóa – chính trị - xã hội của nước ta.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng vào thực tiễn để thây rằng, công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động của TVHN mặc dù đã được đẩy mạnh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Do vậy cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để khắc phục những tồn tại; yếu kém để ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng ta tin rằng, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cả về mặt chủ trương, chính sách cũng như về kinh phí từ các cơ quan chủ quản như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội; Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội; Vụ thư viện và sự quyết đoán; sáng tạo của Ban Giám đốc cũng như toàn thể các cán bộ công nhân viên của thư viện, trong tương lai không xa TVHN sẽ trở thành một thư viện kiểu mẫu, góp phần phục vụ đăc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô ngày cành giàu đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn./.

PHẦN PHỤ LỤC LUẬN VĂN

1. PHỤ LỤC 1. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THƯ VIỆN HÀ NỘI. 2. PHỤ LỤC 2. BANG THỐNG KÊ NHÂN SỰ TẠI THƯ VIỆN HÀ

NỘI

3. PHỤ LỤC 3. BẢNG THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA TVHN

4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ WEBSITE TVHN

5. GIAO DIỆN PHÂN HỆ BẠN ĐỌC VÀ PHÂN HỆ MƯỢN- TRẢ PHẦN MỀM LIBOL

PHỤ LỤC 1. MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC THƯ VIỆN HÀ NỘI

Giám đốc Hội đồng Khoa học

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật Phòng Địa chí và Thông tin tra cứu Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở Phòng Tin học

PHỤ LỤC 2. BẢNG THỐNG KÊ NHÂN SỰ TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI Số lượng Biên chế Hợp đồng

Trình độ Chuyên ngành Độ tuổi Giới tính

Tiến Thạc Cử nhân Cao đẳng, Trung cấp TT-TV Khác <30 30- 39 40 - 50 >50 Nam Nữ 75 50 25 1 6 54 13 51 11 17 21 20 16 22 52

PHỤ LỤC 3. BẢNG THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHO HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA TVHN

Các thiết bị Model Phòng

Số lượng

Máy chiếu+ màn chiếu Sharp PG-D3750W P. Tin học 1

Đầu đọc đĩa DVD P.Tin học 1

Thiết bị ghi đọc đĩa DVD P.Tin học 1

Máy quét Scanner P.Tin học 2

Máy ảnh số Canon A590IS P.Tin học 1

Camera quay quét Sảnh chính 1

P. Mượn 2

Đọc mở 1

P. Tin học 1

Thiết bị đọc mã vạch P. Tin học 10

Thiết bị gom dữ liệu di động P.Tin học 3

Tem dán nhãn cho sách P.Tin học 500

USB (Của TV lưu động) 3G162G- Viettel P.Tin học 3 Máy CD/Cassette (TV1) Sony- CFD-S03CPS P.Tin học 1 Thiết bị ngoại vi

Switch trung tâm P.Tin học 1

Switch phân phối P.Tin học 2

Tủ đựng thiết bị mạng NET-PD-4201 P.Tin học 1 NET-MD-1055W P.Tin học 2 HUB(01 cái 48 cổng; 02 cái P.Tin học 3

24 cổng

HUB 24 port P.Tin học 1

Router NETGEAR N150 P.Tin học 1

Thiết bị bảo vệ máy chủ P.Tin học 1

Thiết bị lu điện máy chủ Upselect ULN 302C P.Tin học 1 Modem 8 port Wirless TP-Link WR941ND P. Báo 1 TP-Link WR941ND P.Thiếu nhi 1 TP-Link WR941ND P.Địa chí 1 Switch Planet FSD - 1603 10 port P. Hành chính 1

TP-Link SF 1008D P.Phong trào 1

Hình1: Giao diện trang chủ Website Thư viện Hà Nội www.thuvienhanoi.org.v

PHỤ LỤC 5: GIAO DIỆN PHÂN HỆ BẠN ĐỌC VÀ PHÂN HỆ MƯỢN- TRẢ PHẦN MỀM LIBO

PHỤ LỤC 6: BẢNG KHAI WORKSHEET CỦA TVH 0 1 Tác giả 2 Tên sách 3 Bổ sung 5 Tác giả % 6 Người dịch % 7 Khu vực tác giả 4 Lần XB 8 Nơi XB 9 Nhà XB 10 Năm XB 11 Trang, Khổ

12 Tăng thư 15 Phụ chú 22 Tập 171 Môn loại khác 161 Môn loại 19 Đặc điểm 181 K.H.TG 20 Từ chuẩn 272 M Kho mượn 27 Kho đọc 27 TNM Kho T.N.mượn 27TN Kho T. Nhi 27 nhiệm vụ Kho Ngoại văn 27ĐC Kho Địa chí 278 279 21 Tóm tắt 24 Bổ sung Chia kho Đ.M.ĐC.TN

MỤC LỤ

LỜI NÓI ĐẦU...1

4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...3

5. CƠ CẤU KHÓA LUẬN...4

1.1 KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN HÀ NỘI...5

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...5

1.3 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI...13

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI...19

2.1 CƠ SỞ HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN...19

2.2.2 Phần mềm Libol 6.0...22

2.3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC TẠO LẬP CÁC SẢN PHẨM THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI...26

2.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu...27

2.5 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGƯỜI DÙNG TIN Ở THƯ VIỆN HÀ NỘI...40

2.5.1 Phân hệ bạn đọc:...41

2.5.2 Phân hệ mượn – trả ...41

2.6 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ...41

2.6.1 Những thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin...41

2.6.2 Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở TVHN...43

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI...44

3.1.2 Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật về Công nghệ thông tin...45

3.1.3 Phát triển nguồn tài liệu điện tử...45

3.2.1 Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác ứng dụng Công nghệ thông tin 49

Một phần của tài liệu Tìm hiểu việc ứng dụng Công nghệ thông tin tại Thư viện Hà Nội (Trang 51 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w