5. CƠ CẤU KHÓA LUẬN
2.6.2 Những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT ở TVHN
Bên cạnh sự quan tâm và giúp đỡ của Đản và Nhà nước cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, TVHN đã đạt được những thành tích đáng kể trong quá trình ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, TVHN vẫn còn tồn tại không ít khó khăn cần khắc phục như sau:
- Để thực hiện quá trình ứng dụng CNTT vào hoạt động thông tin đòi hỏi thư viện phải có vốn đầu tư tương đối lớn để phát triển nguồn lực thông tin cũng như các trang thiết bị cần thiết để đáp ứng được nhu cầu cần thiết để áp dụng CNTT một cách hoàn thiện.
-Với chức năng là thư viện công cộng nhưng với cơ sở trang thiết bị hiện có thì công tác phục vụ một số lượng lớn bạn đọc gặp nhiều khó khăn như số lượng máy tính phòng multimedia còn ít, có máy đã bị hỏng; hệ thống tai nghe (headphone) chưa có dẫn đến việc sử dụng các dịch vụ qua internet của người đọc bị hạn chế; số thiết bị để phục vụ cho việc nghe băng catsette đã không sử dụng được nhưng vẫn chưa có phương án thay thế; bạn đọc muốn sao chép tài liệu đều kí gửi cán bộ phục vụ đi photo dịch vụ ở bên ngoài...
-Do hiện nay, TVHN áp dụng song song hai phần mềm CDS/ISIS. Phần mềm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian đầu ứng dụng CNTT nhưng tới nay đã bộc lộ những khiếm khuyết khó có thể khắc phục được ngay như: không hỗ trợ xử lý, quản lý đối với loại hình tài liệu hiện đại (tài liệu âm thanh, hình ảnh, toàn văn) hoặc tỏ ra khá nặng nề, không thân thiện với cán bộ thư viện và người dùng. Việc tra cứu và trên giao diện DOS nên không taọ được ấn tượng cho người sử dụng, việc chuyển tiếp giữa các vùng làm việc gặp nhiều cản trở trong các tháo tác cho người dựng và không mang tính tích hợp dẫn đến việc
-Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị của thư viện đã đáp ứng được phần nào cho quá trình hiện đại hóa thư viện, nhưng trong công tác quản lý bạn đọc cũng như vốn tài liệu của thư viện hiện nay còn gặp khó khăn do công tác ứng dụng phần mềm Libol vẫn chưa được áp dụng và hệ thống camera không hoạt động; thẻ đọc chưa được số hóa, tài liệu chưa được dán mã vạch kiểm tra nên không thể tránh khỏi tình trạng thất thoát tài liệu của thư viện. - Việc bảo quản tu sửa CSDL như: Phòng chống virut máy tính, hỏng hóc phần cứng, phần mềm... cũng còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí hạn hẹp.
- Hiện đại hóa công tác mượn trả tài liệu của người dùng tin. Hiện nay, TVHN vẫn tiến hành thủ tuc mượn trả thủ công, bạn đọc đưa tài liệu cho cán bộ thư viện ghi sổ mượn, phiếu mượn hoặc làm thủ tục trả tài liệu. Điều này làm tốn nhiều thời gian cho cả cán bộ thư viện lẫn bạn đọc.
- Trình độ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về CSDL trên máy còn hạn chế.
- Người dùng tin chưa hình thành được thói quen sử dụng máy tính để tra cứu và tìm kiếm thông tin trên máy.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1.1 Thống nhất phần mềm quản lý thư viện
Hiện nay, TVHN vẫn đang song song thực hiện việc xây dựng CSDL trên cả 2 phần mềm CDS/ISIS và LIBOL. Tuy nhiên, việc này thực sự chưa đem lại hiệu quả trong công tác quản lý cũng như phục vụ tại cơ quan. Trong khi phần mềm CDS/ISIS đã bộc lộ nhiều hạn chế do lỗi thời, thì việc áp dụng phần mềm mới tuy đã tiến hành từ lâu nhưng vẫn chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng
. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong công tác ứng dụng CNTT tại TVHN hiện nay là nhanh chóng hoàn thành phần nhiệm vụ nhập các CSDL vào phần mềm LIBOL để có thể sớm đưa vào sử dụng.