1. Học sinh.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản: Hiện tượng, định luật, biểu thức của định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng.
- Xem lại các kiến thức toán học như: Các hệ thức liên hệ giữa các cạnh và góc trong tam giác, các phương trình lượng giác cơ bản.
- Giải các bài tập đã cho về nhà rút ra phương pháp giải từng loại bài tập đó.
2. Giáo viên: Lập kế hoạch lên lớp
* Phân tích phương pháp giải các bài tập cụ thể
Bài 1 ( bài 3 trang 217 sgk).
Một bản mặt song song (một bản trong suốt giới hạn bởi hai mặt phẳng song song) có bề dày 10cm, chiết suất n = 1,5, được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới là 450.
a) Chứng tỏ rằng tia sáng ló ra khỏi bản có phương song song với tia tới. Vẽ đường đi của tia sáng qua bản.
b) Tính khoảng cách giữa giá của tia ló với giá của tia tới.
A. Phân tích đầu bài:
Cái đã cho: n = 1,5 e = 10cm, i1 = 450 Cái cần tìm:
- Chứng minh tia SI song song với tia JR
- Tính khoảng cách giữa giá của tia tới SI với giá của tia ló JR.
B. Định hướng tư duy cho học sinh:
Để trả lời được các câu hỏi của bài toán dạng này, ta phải vẽ được đường đi của tia sáng qua bản mặt song song (dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng).
Từ hình vẽ dựa vào các công thức của định luật khúc xạ ánh sáng và các hệ thức toán học trong tam giác, ta sẽ tìm được các hệ thức liên hệ giữa cái đã cho với cái cần tìm. Từ các hệ thức đó sẽ suy ra được cái cần tìm.