CÁC PHƯƠNG PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN DÂN

Một phần của tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 80 - 85)

SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT là trách nhiệm chung của mỗi quốc gia, trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân NKT tiếp cận được các quyền của mình. Để bảo vệ và thúc đẩy được các quyền của NKT phải luôn dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa NKT với những người bình thường khác trong xã hội, do đó kêu gọi sự tham gia của toàn xã hội vào công tác NKT là một phương pháp quan trọng để bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT tốt nhất. Và trách nhiệm của nhà nước cũng như của các đối tượng khác trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT đã được quy định rõ trong Luật NKT năm 2010.

2.3.1. Xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với Người khuyết tật

Sự phân biệt đối xử đối với NKT đã tồn tại từ lâu trong lịch sử kể cả về mặt pháp luật và về mặt thực tiễn. Bản thân NKT bị đối xử như những đối tượng của lòng thương hại, họ bị hạn chế về tất cả các mặt của đời sống từ việc học tập, nhà ở đến đi lại, sinh hoạt bình thường. Thậm chí ở một số nơi NKT còn bị phân biệt đối xử, bị cô lập khỏi đời sống cộng đồng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến NKT, đến cơ hội hòa nhập cộng đồng của NKT. Chính vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách và pháp luật quy rõ trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo đảm đời sống và hòa nhập cộng đồng cho NKT. Nhà nước cũng cần có các chính sách để tuyên truyền, giáo dục cho toàn xã hội về NKT và các quyền của NKT để xã hội phải thay đổi cách nhìn về NKT, kêu gọi toàn xã hội chung tay trong công tác NKT có như thế thì việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT mới có thể đảm bảo thực hiện được.

2.3.2. Nguồn tài chính công hỗ trợ cho Người khuyết tật

Đây chính là vấn đề tiên quyết được đặt ra khi muốn hỗ trợ NKT trong phạm vi của một quốc gia. Hàng năm, nhà nước cần phải bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ NKT, đây vừa là trách nhiệm vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong công tác NKT. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn tài chính của nhà nước thôi thì chưa đủ, chính vì vậy trong công tác hỗ trợ NKT cần phải có sự tham gia, chung tay của toàn xã hội, phải kêu gọi sự đồng lòng giúp đỡ của nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, có như vậy mới đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho NKT phát triển.

2.3.3. Thực hiện các chính sách bảo trợ

Vì nhiều nguyên nhân mà số lượng NKT ngày càng tăng, và bản thân NKT họ không thể tự chăm sóc, nuôi dưỡng chính bản thân mình chính vì vậy, Nhà nước cần phải có nhiều chính sách để bảo trợ NKT như trợ giúp

NKT trong chăm sóc sức khỏe, trong điều kiện đi lại, trong học tập, trợ giúp những NKT nặng, NKT già và trẻ em khuyết tật...Những chính sách trợ giúp này sẽ phần nào giúp NKT đảm bảo đời sống và tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội.

Để cho NKT có thể tham gia hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng cũng như nâng cao về nhận thức của toàn xã hội về NKT, Nhà nước cần đào tạo một đội ngũ những người làm công tác tư vấn, hỗ trợ NKT. Đây chính là lực lượng chính giúp nhà nước trong việc bảo đảm các quyền của NKT, họ sẽ giúp đỡ, động viên, chăm sóc NKT để NKT có thể tự tin tham gia vào đời sống xã hội. Và đây cũng là lực lượng chính để làm công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng khác trong xã hội hiểu rõ được về NKT nhằm xóa sự kì thị của xã hội đối với NKT.

Ngoài các phương pháp trợ giúp để NKT có điều kiện tốt nhất tham gia cuộc sống thì Nhà nước cũng cần có các chế tài xử lý nghiêm minh các cơ quan, tổ chức và cá nhân có những hành vi vi phạm các quy định của Luật NKT và các quy định pháp luật có liên quan. Đây chính là một trong những phương pháp để bảo vệ quyền của NKT khỏi những vi phạm của người khác, đảm bảo sự tôn trọng quyền của NKT của toàn xã hội. Nhà nước cần ban hành các quy định về xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với các hành vi vi phạm quyền của NKT. Đồng thời nhà nước cũng phải giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm này.

Để bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT được tốt nhất thì cần phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội từ Nhà nước đến các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Phải phân định và nêu cao vai trò, chức năng của từng chủ thể đối với vấn đề NKT. Tất cả mọi chủ thể trong xã hội phải có trách nhiệm tôn trọng và giúp đỡ NKT.

Như vậy, qua đây ta thấy được những phương pháp quan trọng với sự tham gia toàn diện của xã hội cùng đồng lòng trong công tác NKT. Đây là những phương pháp quan trọng mà Nhà nước cần tiến hành để bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của NKT, để tạo những điều kiện tốt nhất cho NKT tham gia vào đời sống, hòa nhập với xã hội.

Kết luận chương 2

Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự của NKT đã tương đối đầy đủ, phù hợp với tinh thần chung của pháp luật quốc tế. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự của NKT đã phần nào đảm bảo cuộc sống tương đối đầy đủ cho NKT.

Qua những quy định này chúng ta thấy được Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho NKT được hoà nhập cộng đồng, tự đảm bảo được phần nào cuộc sống của chính bản thân NKT và gia đình của họ. Những chính sách đó đã cho thấy Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến những NKT theo đúng tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ trước đến nay.

Nhưng việc quan tâm và tạo điều kiện của nhà nước và cộng đồng xã hội đối với NKT mặc dù là đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên thực tế đời sống của NKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Các quy định pháp luật tuy đã tương đối đầy đủ, nhưng để triển khai trên thực tế thì vẫn còn nhiều khó khăn.

Bản thân NKT và gia đình của họ tuy đã phần nào được ổn định cuộc sống nhưng sự giúp đỡ này vẫn chưa làm cho NKT hoàn toàn hoà nhập được trên thực tế đời sống cộng đồng. Việt Nam đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của NKT, tuy nhiên vấn để NKT cần phải có sự chung tay xây dựng của toàn xã hội, với những sự nỗ lực nhiều hơn nữa để NKT có thể thự sự làm chủ cuộc sống của mình.

Chương 3

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC BẢO VỆ, THÚC ĐẨY

CÁC QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 80 - 85)