NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁC QUYỀN DÂN

Một phần của tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 64 - 80)

SỰ CƠ BẢN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy 6,1 triệu người (tương ứng với 7,8% dân số) từ 5 tuổi trở lên có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số 6,1 triệu người này, có 385 nghìn người khuyết tật nặng [27, tr.11].

Số liệu thống kê đã cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có số lượng và tỷ lệ người khuyết tật cao trên thế giới.

Mức độ tôn trọng, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ và tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính chất nhân văn của một xã hội. Giống như ở các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam, NKT được hưởng tất cả các quyền công dân cơ bản như những người bình thường, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào dựa vào tình trạng khuyết tật của họ. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những đối xử ưu đãi với NKT nhằm bù đắp những thiệt thòi của họ, cũng như để bảo đảm sự bình đẳng thực chất về quyền và cơ hội với mọi công dân. Để khuyến khích sự tôn trọng và những hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ NKT, Nhà nước Việt Nam đã quyết định lấy ngày 18/4 hàng năm làm ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.

Hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến NKT ở Việt Nam bao gồm hàng trăm văn bản khác nhau, tuy nhiên văn bản quan trọng nhất là luật Người

khuyết tật đã được thông qua năm 2010. Theo Điều 2 luật NKT thì NKT được hiểu là “người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [19, Điều 2]. Điều 5 của luật NKT cũng đã cho thấy rõ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Luật cũng cho thấy rằng NKT được Nhà nước, xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 điều 4 Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 quy định: người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật [19, Điều 4].

Tuy nhiên, trong đó ta có thể thấy được một số quyền dân sự quan trọng của NKT như:

2.1.1. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Đối với bất kỳ cá nhân nào thì việc chăm sóc sức khỏe được xem là nhu cầu mang tính tất yếu, trong đó bao gồm cả NKT. Hơn thế nữa, NKT là

nhóm người có những đặc trưng riêng đó là bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nào đó khiến họ khó khăn

hơn so với những người bình thường trong các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe càng lớn. Xuất phát từ nhu cầu về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe NKT, cùng với mong muốn đảm bảo cho NKT được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như những người khác, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đã quy định cụ thể chế độ này trong hệ thống pháp luật nước mình.

Ở Việt Nam, trước khi Luật người khuyết tật được Quốc hội thông qua, chế độ chăm sóc sức khỏe cho NKT được cụ thể hóa trong Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998 và các luật chuyên ngành khác. Khi Luật NKT ra đời, chế độ chăm sóc sức khỏe NKT được quy định tại chương III, từ Điều 21 đến Điều 26. Ngoài ra, trong các luật chuyên ngành khác cũng có các điều khoản quy định về việc chăm sóc sức khỏe người khuyết tật, đó là: Luật người cao tuổi (Điều 12), Luật khám bệnh, chữa bệnh (Điều 3), Luật hoạt động chữ thập đỏ (Điều 7), Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (Điều 2, 41), Luật bảo hiểm y tế (Điều 12 đến Điều 15), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 41, 42, 48, 52), Luật thanh niên (Điều 27), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (Điều 9 đến Điều 29),… Các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định chế độ chăm sóc sức khỏe của NKT thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.1.1.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Chăm sóc sức khỏe ban đầu được hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật thực hành đưa đến tận cá nhân và từng gia đình, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa đối với sức khỏe NKT, thể hiện quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, hơn nữa việc phát hiện sớm khuyết tật sẽ giúp cơ quan chuyên môn có biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra. Theo quy định tại Điều 21 LNKT, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT gồm các nội dung sau:

a. Giáo dục sức khỏe: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhằm mục đích tăng cường kiến thức và hiểu biết của NKT về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng.

b. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: Phòng ngừa nhằm ngăn chặn khuyết tật, hạn chế những hậu quả do khuyết tật mang lại. Vì vậy, phòng ngừa phải được thực hiện ngay trong những bước chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Để thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra khuyết tật và có bao nhiêu nguyên nhân khuyết tật thì có bấy nhiêu biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động phòng ngừa khuyết tật bao gồm: Phòng ngừa không để xảy ra khuyết tật; phòng ngừa để ngăn ngừa tình trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết tật và phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết tật gây nên hậu quả nặng hơn [5, tr.34].

c. Quản lý sức khỏe: Quản lý sức khỏe là mục tiêu lâu dài của ngành y tế, trong đó đối tượng NKT là đối tượng được đặc biệt lưu ý. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 LNKT, “trạm y tế xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe NKT” [19, Điều 21]. Việc quy định cấp địa phương có trách nhiệm quản lý sẽ khiến việc chăm sóc sức khỏe cho NKT được kịp thời nhanh chóng, giúp cơ quan chức năng đưa ra được những biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, do sự thiếu hiểu biết và yếu kém trong năng lực của cán bộ nhiều địa phương nên công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

2.1.1.2. Khám bệnh, chữa bệnh

Điều 22 Luật NKT cũng đã có các quy định về khám chữa bệnh như: NKT được nhà nước bảo đảm để khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp, và được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh phù hợp với khuyết tật. Trường hợp NKT là người mắc bệnh tâm

thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì bắt buộc phải khám, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Trong hoạt động khám, chữa bệnh, pháp luật quy định cơ sở y tế phải có trách nhiệm ưu tiên khám, chữa bệnh cho NKT nói chung, đặc biệt là người bị khuyết tật nặng, phụ nữ khuyết tật có thai, NKT có công với cách mạng. Quy định này thể hiện sự thống nhất, phù hợp với Luật người cao tuổi, Luật khám bệnh, chữa bệnh, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân và luật khác về ưu tiên, ưu đãi đối với những đối tượng có hoàn cảnh sức khỏe đặc biệt.

2.1.1.3. Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng được coi là nội dung quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe NKT. Phục hồi chức năng đối với NKT bao gồm các quy định về các biện pháp y học, giáo dục, xã hội nhằm hạn chế tối đa việc suy giảm chức năng của bộ phận cơ thể, đảm bảo cho NKT có cơ hội bình đẳng để hòa nhập xã hội. Theo quy định của pháp luật về NKT, nội dung phục hồi chức năng NKT bao gồm: Phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Chế độ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là giải pháp hữu hiệu để cân bằng sự mất cân đối giữa nhu cầu NKT với mức độ đáp ứng của xã hội, là biện pháp hữu hiệu về chi phí chữa trị cho các gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, LNKT Việt Nam 2010 đã quy định cụ thể về các chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho NKT nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ.

2.1.2. Quyền tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông đối với Người khuyết tật

Luật NKT đã có các quy định: NKT được đảm bảo thực hiện các quyền khác nhau, trong đó có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được sống độc lập, hòa nhập công đồng,... Tuy nhiên là những người có một số đặc điểm riêng về thể chất hoặc tinh thần, NKT chỉ có thể thực hiện được các quyền luật định nêu trên trong những điều kiện nhất định, trong đó đặc biệt là nhà chung cư, công trình công cộng, tham gia giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với họ. Đó là việc NKT sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông... phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật để có thể hòa nhập cộng đồng.

2.1.2.1. Sử dụng nhà chung cư và công trình công cộng đối với Người khuyết tật

Để NKT có thể sử dụng các công trình công cộng trong điều kiện tiếp cận được thì công trình đó phải có kiến trúc mà NKTcó thể đến và sử dụng được các chức năng trong công trình. Bộ Xây dựng đã ban hành Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình. Bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn này bao gồm Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2002 về Quy chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 264: 2002 Nhà ở và công trình- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265: 2002 Đường và hè phố- Nguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng; Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266-2002 Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng. Đây là các văn bản quy định chi tiết các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng công trình nhằm đảm bảo để NKT tiếp cận, sử dụng. Theo đó, để đảm bảo cho NKT sử dụng hoặc tiếp cận được nhà chung cư cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Có ít nhất 2% chỗ để xe cho NKT, có ít nhất 1 lối đi dành riêng cho NKT, đảm bảo 5% số căn hộ trong tòa nhà chung cư cho NKT sử dụng và tiếp cận được, bố trí cho NKT ở tầng thấp và tiện lợi cho việc đi lại, có tính đến cả yếu tố ngập lụt. Các công trình công cộng là các

trụ sở cơ quan nhà nước, thư viện, bưu điện, siêu thị, ngân hàng… phải bố trí đường dốc ở cửa ra vào, chỗ ngồi cho NKT. Bên cạnh đó, Chính phủ đã đề ra lộ trình cải tạo nhà chung cư và các công trình công cộng đã được xây dựng mà không đáp ứng được điều kiện tiếp cận đến năm 2025; nhằm mục tiêu xây dựng xã hội hòa nhập, xóa bỏ những rào cản về vật chất và xã hội đối với NKT… [1].

2.1.2.2. Tham gia giao thông đối với Người khuyết tật

Đối với bất cứ ai thì nhu cầu tham gia giao thông là một nhu cầu bức thiết, hơn nữa, với NKT thì nhu cầu này càng lớn, bởi đó là con đường ngắn nhất để họ hòa nhập vào xã hội. Tùy vào mức độ và dạng tật, mà NKT tham gia giao thông có các phương tiện di chuyển khác nhau:

- Đối với việc đi bộ của NKT: Nhà nước phải đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng với điều kiện NKT có thể tiếp cận và sử dụng được. Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông phải giúp đỡ NKT và giảm tốc độ nhường đường cho họ khi đến những nơi có vạch kẻ dành cho người đi bộ. Đối với phương tiện giao thông cá nhân: cần phải đáp ứng các yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với sức khỏe của NKT. Hơn nữa, NKT còn được ưu tiên trong việc học và cấp giấy phép lái xe đối với các loại phương tiện cá nhân này như tạo điều kiện học lý thuyết tại nhà, được sử dụng phương tiện phù hợp với dạng tật khi tham gia thi thực hành,…

- Đối với các phương tiện giao thông công cộng: Sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với vấn đề phương tiện đi lại của NKT được thể hiện chủ yếu là trong các phương tiện giao thông công cộng với chương trình “phương tiện giao thông tiếp cận” [1]. Tại điều 41, 42 Luật NKT Việt Nam cũng đã quy định rằng NKT khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp. NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ

khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ. NKT được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho NKT; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của NKT và phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2.1.2.3. Quyền được tiếp cận công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin giúp con người mở mang tầm nhìn, cập nhật thông tin, phát huy được tiềm năng của mình. Đối với NKT, công nghệ thông tin có thể giúp họ phát huy được vai trò đóng góp cho sự phát triển xã hội. Chính vì vậy Điều 43 Luật NKT năm 2010 đã quy định:

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho NKT. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ NKT tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho NKT nhìn, tài liệu đọc dành cho NKT nghe, nói và NKT trí tuệ [19, Điều 43].

Một phần của tài liệu Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam (Trang 64 - 80)