KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014 (Trang 78 - 81)

- Báo cáo quý

5 Nói khó cứng tay chân

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Tâm thần tỉnh BRVT năm 2014, đề tài xin đƣa ra một số kết luận sau:

Năm 2014, cơ cấu danh mục thuốc thuộc chƣơng trình CSSKTTCĐ& TE năm 2014 tại bệnh viện Tâm thần tỉnh BRVT chủ yếu là thuốc chống loạn thần và thuốc động kinh gồm 30 hoạt chất tƣơng ứng với 37 thuốc và biệt dƣợc. Việc lựa chọn danh mục thuốc do HĐT&ĐT xây dựng.

Bệnh viện đã chú trọng lựa chọn thuốc sát với mục đích sử dụng với 100% thuốc đƣợc sử dụng.

Phƣơng thức mua thuốc tại bệnh viện năm 2014 theo hình thức áp thầu theo kết quả đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Tỉnh BRVT

Trong năm 2014, giá trị tiền thuốc sử dụng thuộc chƣơng trình CSSKTTCĐ& TE tại bệnh viện Tâm thần tỉnh BRVT là 3.000.830.000 đồng, tƣơng đƣơng 12,5% tổng kinh phí của CSSKTTCĐ& TE mà trung ƣơng cấp cho toàn ngành.

Cấp phát thuốc đúng theo thông tƣ số 23/2011/TT-BYT

Hệ thống kho thuốc bệnh viện đƣợc xây dựng chƣa đảm bảo yêu cầu bảo quản thuốc. Việc bảo quản thuốc tại kho khoa dƣợc chƣa đảm bảo về độ ẩm, sắp xếp thuốc trong kho chƣa đúng theo quy định, Tuy nhiên do bệnh viện chƣa nối mạng nội bộ nên công tác quản lý, sử dụng thuốc chƣa mang tính chuyên nghiệp. Kho thuốc bệnh viện chƣa đạt GSP.

Cơ cấu thuốc nội chiếm tỷ lệ 42% tổng giá trị tiêu thụ, thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ 58%. Phân tích ABC cho thấy, 7 thuốc có trong nhóm A chiếm tỷ lệ 75,4% tổng giá trị thuốc, tƣơng đƣơng với 2,264 tỷ đồng. Trong nhóm A, thuốc nhập khẩu chiếm 71,3% (1,613 tỷ đồng) đều thuộc nhóm thuốc chống động kinh.

70

Thực hiên quy chế kê đơn về cơ bản bệnh viện đã thực hiện đầy đủ theo quy chế kê đơn ngoại trú tuy nhiên vẩn còn một số sai sót nhƣ ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân(74%), ghi thời điểm dùng (93,7).

Giám sát ADR đã tập huấn cho toàn bộ nhân viên trong bệnh viện. Tất cả các báo cáo từ khoa lâm sàng đều đƣợc gửi về Trung tâm Quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc và phiếu phản hồi từ trung Tâm Quốc gia theo dõi phản ứng có hại của thuốc đều đƣợc chuyển đến tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.Phân tích các báo cáo cho thấy:

- Hầu hết các khoa phòng của bệnh viện đều có báo cáo phản ứng có hại của thuốc ADR trong thời gian nghiên cứu. Trong đó khoa Khám bệnh-Cấp cứu có số lƣợng báo cáo nhiều nhất là 11/19 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 57,90%.

- Chỉ có 5,26% các báo cáo có ghi nhận bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc. Hầu hết bệnh nhân không có tiền sử dị ứng thuốc trƣớc đó hoặc không khai thác đƣợc.

- Đối tƣợng tham gia báo cáo tại bệnh viện chỉ có điều dƣỡng chiếm tỉ lệ là 100%. .Điều này cho thấy đối tƣợng là Bác sĩ tại bệnh viên chƣa quan tâm đến công tác báo cáo ADR.

- Có 6 thuốc khác nhau và nhóm phối hợp nhiều loại thuốc đƣợc ghi nhận có xảy ra phản ứng có hại của thuốc

- Biểu hiện lâm sàng của từng thuốc rất đa dạng với đầy đủ các biểu hiện ở tất cả các cơ quan khác nhau nhƣ: da (nỗi mẫn ngứa, ban đỏ, …), hệ thần kinh (run tay chân, cứng hàm, chảy nƣớc dãi…), hệ nội tiết ( chảy sữa, mất kinh,…)

- Biểu hiện xuất hiện nhiều nhất là hội chứng ngoại tháp (42,10%)

- Biểu hiện xuất hiện triệu chứng ngoài da và biểu hiện chảy sữa ở nữ thuộc nhóm tuổi 15 đến 60 là (15,79%), đứng thứ hai sau hội chứng ngoại tháp.

71

KIẾN NGHỊ

- HĐT&ĐT nên phân tích ABC/VEN và thông tin kết quả tới các khoa lâm sàng nhằm hạn chế lạm dụng kê đơn các thuốc N.

- Bệnh viện cần thực hiện tiêu chí lựa chọn thuốc mà HĐT&ĐT đã xây dựng và thông qua tháng 09/2014, ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc generic, hạn chế sử dụng thuốc đa thành phần.

- Trang bị, cơ sở vật chật để kho dƣợc đạt tiêu chuẩn.

- Khoa dƣợc cần đẩy mạnh công tác dƣợc lâm sàng, thông tin thuốc.

- Bệnh viện cần nối mạng nội bộ và ứng dụng việc kê đơn điện tử trong kê đơn điều trị ngoại trú

- Xây dựng danh mục những thuốc và biện pháp sử lý đối với những thuốc có nguy cơ suất hiện phản ứng ADR cao.

- Cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân đặc biệt là dị ứng thuốc. Ghi chú “tình trạng dị ứng” của bệnh nhân trên bìa hồ sơ bệnh án.

- Ghi đầy đủ những những nội dung mà mẫu báo cáo yêu cầu.

Tăng cƣờng công tác tập huấn phản ứng có hại của thuốc đến tất cả các cán bộ y tế một cách thƣờng xuyên và liên tục cũng nhƣ cử nhân viên tham gia các cuộc hội thảo về ADR mà Ngành Ytế tổ chức.

- Bác sĩ nên quan tâm đến công tác theo dõi báo cáo ADR

- Bệnh viện nên đƣa công tác theo dõi báo cáo ADR vào quy chế thi đua của Bệnh viện.

- Sở y tế nên đấu thầu thuốc sớm để bệnh viên chủ động nguồn thuốc sử dụng. - Cấp thêm kinh phí mua thuốc thế hệ mới, giảm tác dụng phụ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và chất lƣợng sống cho bệnh nhân.

-Có chế độ phụ cấp thoả đáng cho cán bộ chuyên khoa tâm thần tuyến tỉnh, huyện, xã và nhân viên y tế làm công tác thuộc CTCSSKTTCĐ & TE.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)