20 Giám sát kê đơn thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014 (Trang 29 - 33)

- Cuối cùng chi phí dự tính đƣợc tính dựa trên giá dự tính của mỗi thuốc và sau

20 Giám sát kê đơn thuốc

Giám sát kê đơn thuốc

Kê đơn và chỉ định dùng thuốc là do bác sỹ thực hiện. Các nguyên nhân sai sót ở khâu kê đơn rất đa dạng, phức tạp có thể do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc, do ý thức trách nhiệm y đức, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trƣờng… Vì vậy, để quản lý việc kê đơn, chỉ định dùng thuốc cho an toàn hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, cần yêu cầu bác sĩ thực hiện đúng các quy định của Bệnh viện và các quy chế mà Bộ y tế đã ban hành.

Đối với kê đơn thuốc ngoại trú: Thực hiện việc giám sát kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo Quyết định số 04/2008/QĐ - BYT ngày 01/02/2008 của Bộ trƣởng Bộ y tế. Việc giám sát kê đơn thuốc để hạn chế sai sót trong quá trình kê đơn, cấp phát thuốc và bệnh nhân sử dụng thuốc; đảm bảo tính hiệu quả, an toàn và kinh tế trong sử dụng thuốc [28].

Đối với kê đơn trong hồ sơ bệnh án: Thầy thuốc thực hiện đúng các quy định về làm hồ sơ bệnh án và chỉ định thuốc theo thông tƣ số 23/2011/TT - BYT về hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh. HĐT & ĐT tiến hành phân tích sử dụng thuốc trong các ca lâm sàng (bình bệnh án) ít nhất mỗi tháng một lần [27].

Đối với mỗi bệnh án, cần kiểm tra một số chỉ tiêu sau:

+ huốc phải đƣợc ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: Tên thuốc, hàm lƣợng, liều dùng, đƣờng dùng và thời gian dùng.

+ Thuốc đƣợc sử dụng phải:

Phù hợp với chẩn đoán bệnh, với kết quả cận lâm sàng.

Phù hợp với độ tuổi, cân nặng, tình trạng và cơ địa ngƣời bệnh. Dựa vào hƣớng dẫn thực hành điều trị, bảo đảm liệu trình điều trị.

Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, có kết quả nhất và ít tốn kém. Phải ghi y lệnh dùng thuốc theo trình tự thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nƣớc, tiếp đến các phƣơng pháp điều trị khác.

Dùng thuốc gây nghiện, hƣớng thần, kháng sinh phải theo dõi ngày dùng, liều dùng, tổng liều.

21

Giám sát cấp phát thuốc và tuân thủ điều trị

Nhằm đảm bảo thuốc đƣợc đƣa đến đúng ngƣời bệnh, với liều dùng, chất lƣợng thuốc tốt và có hƣớng dẫn sử dụng rõ ràng, thông tƣ số 23/2011/TT - BYT và thông tƣ số 22/2011/TT - BYT đã quy định rõ về trách nhiệm của khoa dƣợc và khoa lâm sàng trong hoạt động cấp phát thuốc và giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị[6],[127]. Thông tƣ 07/2011/TT - BYT hƣớng dẫn công tác điều dƣỡng và chăm sóc ngƣời bệnh tại bệnh viện.

-Đóng gói, dán nhãn

Theo WHO, thuốc đƣợc ghi nhãn đúng thuốc phải có bao gói riêng, có đầy đủ các thông tin nhƣ: Tên bệnh nhân, tên thuốc , hàm lƣợng, thời gian và cách sử dụng. Nếu bệnh nhân đƣợc hƣớng dẫn cẩn thận cách dùng thuốc từ bác sĩ, ngƣời cấp thuốc thì khả năng tuân thủ chỉ định sẽ cao. Ngƣời bệnh không nhớ cách dùng và tự sử dụng theo ý mình sẽ gây ra những sai sót trong sử dụng thuốc. Vì vậy, việc ghi đầy đủ những thông tin trên nhãn thuốc là rất quan trọng trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

-Giao phát: Thuốc sau khi đƣợc dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ đƣợc giao phát cho bệnh nhân điều trị ngoại trú và nội trú.

+ Giao phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú: Dƣợc sĩ khoa dƣợc thực hiện việc giao phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú theo quy trình:

- Nhận và xác nhận đơn thuốc - Thực hiện kiểm tra đơn thuốc - Lấy thuốc theo đơn

- Thực hiện 3 đối chiếu - Giao thuốc cho bệnh nhân

+ Giao thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú:

Dƣợc sĩ khoa dƣợc phải:

- Phát thuốc hàng ngày và thuốc bổ sung theo y lệnh.

- Có trách nhiệm cùng các bác sĩ điều trị hƣớng dẫn và thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.

22

- Thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới nhƣ: tên thuốc, thành phần, tác dụng dƣợc lý, tác dụng phụ, liều dùng, giá tiền,…

- Trƣớc khi cấp phát thuốc, thực hiện 3 kiểm tra và 3 đối chiếu.

Y tá (điều dƣỡng) chăm sóc phải đảm bảo thuốc đến cơ thể ngƣời bệnh an toàn và phải thực hiện các quy định sau:

- Công khai thuốc đƣợc dùng hàng ngày cho từng ngƣời bệnh. - Có sổ thuốc điều trị, mỗi khi thực hiện xong phải đánh dấu vào sổ.

- Có khay thuốc lọ đựng thuốc uống sáng, chiều và tối cho từng ngƣời bệnh. - Khi gặp thuốc mới hoặc y lệnh sử dụng thuốc quá liều quy định phải thận trọng hỏi lại bác sĩ điều trị.

- Trƣớc khi tiêm thuốc, cho ngƣời bệnh uống thuốc:thực hiện 3 kiểm tra và 5 đối chiếu.

- Bàn giao thuốc còn lại cho kíp trực sau. - Khoa điều trị phải có sổ theo dõi do thuốc.

- Nghiêm cấm việc tự ý thay đổi thuốc và tự ý trộn lẫn các thuốc để tiêm.

Phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc

Để quản lý sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các phƣơng pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Hội đồng thuốc và điều trị thông qua các dữ liệu này để quản lý và phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc.

Phương pháp phân tích ABC

- Khái niệm: Phân tích ABC là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ lớn trong ngân sách [ 1][2].

- Mục đích của phân tích ABC:Cho thấy những thuốc đƣợc sử dụng thay thế với lƣợng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trƣờng. Thông tin này đƣợc sử dụng để:

Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn. Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

23

Thƣơng lƣợng với nhà cung cấp để mua đƣợc thuốc với giá thấp hơn.

Lƣợng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chƣa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lƣợng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.

Xác định phƣơng thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện.

Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc nhóm A cần phải đƣợc đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tƣơng đƣơng nhƣng giá thành thấp hơn.

24

Bảng 1.6. Thứ tự phân tích sử dụng thuốc theo phương pháp ABC

Thứ Tự Nội Dung

Bƣớc 1 -Liệt kê các sản phẩm thuốc

Bƣớc 2 -Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa Vũng Tàu năm 2014 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)