Tổ chức DH tích hợp

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ (Trang 116)

4.1. Quan điểm chung

Tổ chức giờ học tích hợp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ HĐ của GV và NH theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó GV giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. NH được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình nhận thức và rèn luyện tự tạo nên năng lực của mình.

Bản chất của DH tích hợp là hướng NH vào HĐ giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc các nhiệm vụ tình huống nghề nghiệp, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ nghề nghiệp.

Trọng tâm kiểu DH tích hợp là tổ chức quá trình DH mà trong đó học sinh HĐ để tạo ra một sản phẩm. Thông qua đó phát triển được các năng lực HĐ nghề nghiệp. Các bản chất cụ thể như sau:

DH tích hợp là tổ chức học sinh HĐ mang tính trọn vẹn, mà trong đó học sinh độc lập thiết kế kế hoạch qui trình HĐ, thực hiện HĐ theo kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả HĐ.

Tổ chức quá trình DH, mà trong đó NH học thông qua HĐ độc lập ít nhất là theo qui trình cách thức của họ.

Học qua cách HĐ của thể mà kết quả HĐ không nhất thiết tuyệt đối mà có tính chất là mở (các kết quả HĐ có thể khác nhau)

Kết quả bài DH tích hợp tạo ra được sản phẩm vật chất hay ý tưởng. 4.2. Các bước tổ chức giờ học tích hợp

Bước 1. Dẫn nhập

Nội dung của phần này là gợi mở vấn đề, trao đổi với NH về phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học...để dẫn nhập, GV nên giới thiệu tổng quan về BH như: lịch sử, vị trí, vai trò, tình huống thực tiễn, câu chuyện, hình ảnh liên quan đến BH.

Bước 2. Giới thiệu chủ đề

Nội dung của phần này là giới thiệu với NH trọng tâm chủ đề cần giải quyết, các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ yêu cầu NH phải đạt được sau BH. Các công việc cần thực hiện trong phần này bao gồm:

- Tuyên bố mục tiêu học tập với người học;

- Giới thiệu tổng quan về quy trình công nghệ hoặc trình tự thực hiện kỹ năng cần thực hiện để đạt mục tiêu BH

Bước 3. Giải quyết vấn đề:

Nội dung trọng tâm của phần giải quyết vấn đề là hướng dẫn NH rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy. Ở phần này, mỗi bước công việc, GV tổ chức và hướng dẫn NH nghiên cứu kiến thức liên quan đến việc thực hiện các bước, trình tự thực hiện và HĐ luyện tập từng bước của NH để đạt được các tiêu chuẩn nghề. Những kiến thức được giới thiệu trong phần giải quyết vấn đề không phải những kiến thức chung chung mà là những kiến thức liên quan trực tiếp, đảm bảo cho việc thực hiện các bước công việc an toàn và hiệu quả.

Bước 1 (tiểu kỹ năng 1):

a. Lý thuyết liên quan: Tổ chức và hướng dẫn NH nghiên cứu kiến thức liên quan đến bước 1

b. Trình tự thực hiện: Hướng dẫn trình tự thao động tác thực hiện bước 1. c. Thực hành của người học: Hướng dẫn NH luyện tập cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của bước 1

Bước 2 (tiểu kỹ năng 2):

a. Lý thuyết liên quan: Tổ chức và hướng dẫn NH nghiên cứu kiến thức liên quan đến bước 2

b. Trình tự thực hiện: Hướng dẫn trình tự thao động tác thực hiện bước 2. c. Thực hành của người học: Hướng dẫn NH luyện tập cho đến khi đạt được tiêu chuẩn của bước 2

Kết quả HĐ giải quyết vấn đề là bản thiết kế: qui trình, cấu trúc-cấu tạo, sơ đồ nguyên lý, chương trình phần mềm, sản phẩm vật chất thật hay dạng mô hình mô phỏng...

Bước 4. Kết thúc vấn đề

Nội dung của phần này là nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch HĐ tiếp theo.

- Củng cố kỹ năng (củng cố các kỹ năng cần lưu ý, các sai hỏng thường gặp và cách khắc phục)

- Nhận xét kết quả học tập (đánh giá ý thức và kết quả học tập)

- Hướng dẫn chuẩn bị cho buổi học sau (về kiến thức, dụng cụ, vật tư...)

Bước 5. Hướng dẫn tự học

Nội dung hướng dẫn tự luyện tập

- Giao bài tập tự rèn luyện

- Nêu các yêu cầu thực hiện bài tập, bao gồm: yêu cầu về sản phẩm, thời gian và cách thức tiến hành

- Hướng dẫn cách thực hiện

- Giới thiệu tài liệu tham khảo, dụng cụ thiết bị để thực hiện bài tập

Các bước hướng dẫn tự luyện tập

Bước 1. Giao bài tập tự luyện tập. GV nên thiết kế bài tập trên phiếu và giao cho NH vào cuối BH. Bài tập phải đảm bảo sự phân hóa cho phù hợp với trình độ của mỗi người học. Trong phiếu giao bài tập nên thiết kế đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn cách thực hiện, tài liệu, dụng cụ thiết bị sử dụng để thực hiện.

Bước 2. Hướng dẫn cách thực hiện bài tập. GV nên hướng dẫn cụ thể cách thực hiện bài tập kế cả khi GV đã thiết kế phần hướng dẫn trong phiếu giao bài tập.

Bước 3. Giải đáp thắc mặc của NH về nội dung và cách thực hiện bài tập.

III. BÀI TẬPTHỰC HÀNH

1. Thiết kế bài dạy tích hợp 2. Tổ chức dạy học bài tớch hợp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. GS.TS Nguyễn Minh Đường – KS Nguyễn Tiến Dũng - KS Vũ Hữu Bài (1994), Phương thức đào tạo nghề theo môđun kỹ năng hành nghề (M.K.H) – Tài liệu bồi dưỡng GV năm học 1994- 1995, Bộ Giáo dục và đào tạo.

[3]. Đỗ Huân (1994), Tiếp cận modul trong cấu trúc chương trình đào tạo nghề - Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục.

[4]. Trần Hùng Lượng (2005), Đào tạo bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ GV dạy nghề, NXBGD, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Đức Trí (1995) Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đào tạo nghề theo modul kỹ năng hành nghề. Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục.

[6]. Nguyễn Đức Trí, Hoàng Minh Phương (2005), Kỹ năng DH, Trường ĐHSPKT Vinh.

[7]. Hồ Ngọc Vinh, Phạm Văn Nin (2008), Công nghệ DH, Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

[8]. Invent: Đào tạo nghề áp dụng phương thức Modul hướng tới việc làm bước đầu triển khai ở Việt Nan, Sep 2003.

[9]. Khoa sư phạm kỹ thuật (2009), Đề cương bài giảng PPDH chuyên ngành, Trường ĐHSPKT Vinh.

[10]. Tài liệu của dự án VAT và các thẻ kỹ năng SVTC tập huấn tại Việt Nam, 2002 - 2006.

[11]. Tổ chức phát triển quốc tế Đức DSE – Trường CĐ công nghiệp 1:Phát triển chương trình đào tạo với cấu trúc modul. Tài liệu hội thảo, Hà Nội , 2-5 /10/ 2001.

[12]. Tổng cục dạy nghề, dự án Tăng cường các trung tâm dạy nghề” (2004), Sổ tay thiết kế và tổ chức khóa tập huấn kỹ năng giảng dạy, Xí nghiệp in số 2, TP Hồ Chí Minh.

Trang bìa 1 Mẫu số 5 (Khổ 19x26,5) Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-

BLĐTBXH

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (NẾU CÓ)

(phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14)

...

CƠ SỞ DẠY NGHỀ (phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14, đậm) ... Sổ giáo án LÝ THUYẾT Môn học: ………... Lớp : ………Khoá : ……… Họ và tên GV : ………. Năm học:...

Giáo án số:... Thời gian thực hiện:...

Tên chương:...

...

Thực hiện ngày...tháng...năm...

TÊN BÀI: ...

Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này NH có khả năng: ... ... ... Đồ dùng và phương tiện DH ... ... ... I. Ổn định lớp học: Thời gian:... ... ... II. Thực hiện BH TT Nội dung HĐ DH Thời gian HĐ của GV HĐ của học sinh 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....)

...

...

2 Giảng bài mới ( Đề cương bài giảng) ... . ... ... ... ... Mẫu số 5.

Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH

... ... ... ... 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài ... ... ... ... 4 Hướng dẫn tự học ... ... ... ...

Nguồn tài liệu tham khảo ...

...

...

III. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện: ...

...

Ngày...tháng ...năm...

Trưởng khoa trưởng tổ môn Giáo viên

Trang bìa 1 Mẫu số 6 ( Khổ 19x26,5) Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-

BLĐTBXH

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (NẾU CÓ)

(phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14)

...

CƠ SỞ DẠY NGHỀ (phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14, đậm) ... Sổ giáo án THỰC HÀNH Môn học : ………... Lớp : ………. Họ và tên GV : ………. Năm học:...

Giáo án số:... Thời gian thực hiện:...

BH trước:...

...

Thực hiện từ ngày...đến ngày………

Tên bài: ...

Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này NH có khả năng: ... ... ... Đồ dùng và trang thiết bị DH ... ... ... ... Hình thức tổ chức DH: ... ... ... I. Ổn định lớp học: Thời gian:... ... ... II. Thực hiện BH TT Nội dung HĐ DH Thời gian HĐ của GV HĐ của học sinh 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) ... ... ... ... Mẫu số 6.

Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH

2 Hướng dẫn ban đầu

( Hướng dẫn thực hiện công nghệ; Phân công vị trí luyện tập) ... ... ... ... ... ... ... 3 Hướng dẫn thường xuyên (Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng) ... ... ... 4 Huớng dẫn kết thúc (Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch HĐ tiếp theo) ... ... ... 5 Hướng dẫn tự rèn luyện ... ...

IV. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện: ...

...

Trưởng khoa/ trưởng tổ môn

Ngày tháng năm Giáo viên

Trang bìa 1 Mẫu số 7 ( Khổ 19x26,5) Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ-

BLĐTBXH

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (NẾU CÓ)

(phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14)

...

CƠ SỞ DẠY NGHỀ (phông chữ: VnTime, in hoa, cỡ chữ: 14, đậm) ... Sổ giáo án TÍCH HỢP Môn học/ Mô-đun : ……….. Lớp : ………Khoá :………... Họ và tên GV : ………. Năm học:...

Giáo án số:... Thời gian thực hiện:...

Tên BH trước:...

Thực hiện từ ngày... đến ngày ...

Tên bài: ...

Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này NH có khả năng: ... ... ... Đồ dùng và trang thiết bị DH ... ... ... Hình thức tổ chức DH: ... ... ... I. Ổn định lớp học: Thời gian:... ... ... ... II. Thực hiện BH.

TT Nội dung HĐ DH Thời gian HĐ của GV HĐ của học sinh 1 Dẫn nhập ( Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) ... ... ... ... ... 2 Giới thiêu chủ đề

( Giới thiệu nội dung chủ đề cần giải quyết: yêu

Mẫu số 7.

Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2008/QĐ- BLĐTBXH

cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng) ... ... ... ... ... 3 Giải quyết vấn đề (Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành phát triển năng lực trong sự phối hợp của thầy) ... ... ... ... ... 4 Kết thúc vấn đề - Củng cố kiến thức ... ... ... - Củng cố kỹ năng rèn luyện (Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch HĐ tiếp theo) ... ... ... 5 Hướng dẫn tự học ...

VI. Rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện: ...

...

...

Trưởng khoa/ trưởng tổ môn Ngày...tháng ...năm... Giáo viên

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)