Kỹ năng kết thúc vấn đề

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ (Trang 58 - 61)

4.1. Kỹ năng hệ thống và củng cố BH

4.1.1. Nội dung hệ thống củng cố BH

-Tóm tắt lại nội dung

-Nêu bật các điểm chính

-Cô đọng nội dung dưới dạng dễ ghi nhớ được

-Mời NH nêu quan điểm

-Cho phép và tạo điều kiện để có ý kiến phản hồi hai chiều

-Cho biết những điểm thành công của người học

-Gợi ý gắn với các bài dạy sau.

4.1.2. Các bước hệ thống và củng cố BH: Ta có thể sử dụng từ viết tắt O-F-F theo tiếng Anh để dễ nhớ những yêu cầu chính của phần kết luận.

Bước 1. O (Outcomes) Rà soát các kết quả:

Rà soát, xem xét lại một cách các kết quả của bài dạy và xác định xem đã đạt được các mục tiêu đặt ra chưa. GV có thể xác định được điều đó bằng cách quan sát hành vi của các HS, SV hoặc có thể ra câu hỏi để họ trả lời.

Bước 2. F (Feedback) Đưa thông tin phản hồi:

Đây là một quá trình hai chiều, thường bắt đầu bằng việc GV nêu ý kiến phản hồi, nhận xét của mình mang tính khẳng định lại và hỗ trợ đối với từng HS, SV hay mang tính khuyến khích, động viên, thúc đẩy đối với cả lớp. Sau đó GV hỏi các ý kiến phản hồi từ phía HS, SV về các mặt khác nhau của BH. GV phải thật sự cởi mở và xem trọng các ý kiến phản hồi của HS, SV để dùng vào việc cải tiến ở

những bài dạy sau. Có vậy thì HS, SV mới sẵn sàng và mạnh dạn nêu ý kiến phản hồi của họ.

Bước 3. F (Future) Hướng dẫn các BH tương lai:

GV gợi ý hay nêu ra cho HS, SV biết BH này gắn như thế nào với các BH sắp tới cũng như, nếu có thể, với các khả năng lựa chọn của HĐ nghề nghiệp tương lai của họ.

Các bản kế hoạch của phần mở bài và phần kết luận là khá toàn diện vì chúng trình bày các ý tưởng, những suy nghĩ có thể diễn ra trong đầu GV khi lập kế hoạch bài dạy (giáo án) của mình. Mỗi GV tự quyết định sẽ viết chi tiết đến đâu trong bản kế hoạch đó.

Độ dài của hai phần này chỉ nên trong khoảng 5 đến 7 phút là vừa. Nguyên tắc về các ấn tượng đầu tiên và cuối cùng cho thấy rất rõ tầm quan trọng của phần mở bài và phần kết luận.

4.2. Kỹ năng hướng dẫn tự luyện tập

4.2.1. Nội dung hướng dẫn tự luyện tập

- Ra bài tập tự rèn luyện

- Nêu các yêu cầu thực hiện bài tập, bao gồm: yêu cầu về sản phẩm, yêu cầu thời gian, yêu cầu về cách thức tiến hành

- Hướng dẫn cách thực hiện

- Giới thiệu tài liệu tham khảo, dụng cụ thiết bị để thực hiện bài tập

4.2.2. Các bước hướng dẫn tự luyện tập

Bước 1. Giao bài tập tự luyện tập. GV nên thiết kế bài tập trên phiếu và giao cho NH vào cuối BH. Bài tập phải đảm bảo sự phân hóa cho phù hợp với trình độ của mỗi người học. Trong phiếu giao bài tập nên thiết kế đầy đủ các yêu cầu và hướng dẫn cách thực hiện, tài liệu, dụng cụ thiết bị sử dụng để thực hiện.

Bước 2. Hướng dẫn cách thực hiện bài tập. GV nên hướng dẫn cụ thể cách thực hiện bài tập kế cả khi GV đã thiết kế phần hướng dẫn trong phiếu giao bài tập.

III. Bài tập thực hành

1. Thiết kế và trình diễn mở đầu một bài giảng

2. Thiết kế và thực hiện DH một nội dung chuyên môn có sử dụng phương pháp vấn đáp và nói có minh họa

3. Thiết kế và trình diễn kỹ năng quản lý HĐ nhóm nhỏ và kỹ thuật công não 4. Trình diễn kỹ năng đưa và nhận thông dụng tin phản hồi

Chương 3

ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC 5(2:3:10)

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này NH có khả năng:

- Xây dựng các tiêu chí, chỉ số và thu thập bằng chứng tốt nhất để đánh giá NH theo yêu cầu chương trình đào tạo.

- Soạn được bộ đề thi trắc nghiệm khách quan để đánh giá một nội dung chuyên môn

- Đánh giá năng lực NH theo các tiêu chuẩn năng lực thực hiện

II. NỘI DUNG CỦA BÀI:

Một phần của tài liệu KỸ NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ (Trang 58 - 61)