- Việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh là điều rất cần thiết để thực hiện
2.3. Tổ chức kiểm tra nhận thức của học sinh khi học Lịch sử Việt Nam từ 1919 –
1919 – 1930
Việc kiểm tra nhận thức của học sinh sau bài học là việc làm cần thiết, để học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài thi. Thông qua đó, giáo viên đánh
giá, động viên, khích lệ và rút kinh nghiệm kịp thời cho các em sau mỗi bài kiểm tra. Do đó, chúng tôi đã biên soạn một đề kiểm tra cụ thể như sau:
Đề kiểm tra: 90 phút
Câu 1. Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là gì? Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến nội dung đó.
Câu 2. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929.
Câu 3. Sự kiện nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao?
- Để kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên phải chữa đề với yêu câù cần đạt về nội dung và hình thức.
Chữa đề kiểm tra
Câu 1. Nội dung lớn nhất của phong trào yêu nước việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930. Phân tích những điều kiện lịch sử dẫn đến nội dung đó.
Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Trong phong trào yêu nước việt nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 đã xuất hiện hai khuynh hướng chính trị cùng song song và tồn tại: Phong trào yêu nước của tư sản và tiểu tư sản phát triển theo khuynh hướng dân chủ tư sản và Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân khác phát triển theo khuynh hướng vô sản. Cả hai khuynh hướng nói trên đều nhằm giải quyết yêu cầu của lịch sử là: giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc.
+ Hai khuynh hướng chính trị nói trên đã diễn ra cuộc đấu tranh nhằm giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Kết quả, đến năm 1930, khuynh hướng tư sản đã bị thất bại với sự tan rã của Việt Nam quốc dân Dảng (cùng với
thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái 2/1930). Khuynh hướng vô sản đã giành quyền lãnh đạo cách mạng sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời (2/1930).
Điều kiện lịch sử:
+ Về kinh tế : từ năm 1919 đến năm 1929, cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Đông Dương đã diễn ra trên quy mô lớn, làm cho nền kinh tế của Việt Nam có sự biến đổi…
+ Về xã hội : Do tác động của chính sách khai thác thuộc lần thứ hai và chính sách thống trị của thực dân Pháp, cơ cấu giai cấp của xã hội việt nam có những chuyển biến mới. … Sự xuất hiện của các giai cấp mới là cơ sở xã hội để hình thành khuynh hướng vô sản và tư sản trong cuộc vận động giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
+ Về tư tưởng:
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta – con đường cách mạng vô sản. Qua nghiên cứu lí luận Mác- Leenin và khảo nghiệm thực tế, Nguyễn Ái Quốc từng bước hình thành nên lí luận cách mạng giải phóng dân tộc và truyền bá về Việt Nam.
Tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga cùng với lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, được những người yêu nước Việt Nam truyền bá trong nhân dân ta. Nhờ tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin và lí luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, đã làm cho phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vô sản. Trên cở sở đó, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu 1930.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng dân chủ tư sản tiếp tục ảnh hưởng đến việt nam. Tiếp đó là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) phần nào đã ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Việt Nam.
hướng chính trị khác nhau trong phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930.
Câu 2. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, em hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929.
Yêu cầu:
+ Khuynh hướng dân chủ tư sản: Hoạt động của tư sản dân tộc
Hoạt động của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức + Khuynh hướng vô sản
Nét chính của phong trào công nhân 1919 – 1925 và từ 1926 – 1930
Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: Năm 1920, NAQ tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam…Từ 1920 – 1930, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam… đặc biệt sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng đã góp phần thúc đẩy phong trào công nhân phát triển từ tự phát (1919 – 1925) lên tự giác (1926 – 1929)…
+ Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 – 1929.
Quy mô ngày càng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân…
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng ra đời và hoạt động là bước tiến dài của phong trào yêu nước…
Khuynh hướng vô sản ngày càng lớn mạnh…
Bước phát triển trên gắn liền với sự chuyển biến trong xã hội Việt Nam, tác động của tình hình thế giới và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 3. Sự kiện nào là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Vì sao?
Yêu cầu:
+ Đảng ra đời là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác
+ Giải thích:
Vì từ khi Đảng ra đời, phong trào công nhân Việt Nam có đầy đủ các điều kiện của một phong trào tự giác:
Có tổ chức lãnh đạo thống nhất, có một đường lối cách mạng đúng đắn Giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn giác ngộ về sứ mệnh lịch của mình…
KẾT LUẬN