Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận đề giải quyết bài tập lịch sử.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề báo cáo BIÊN SOẠN CHỦ đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI KHI GIẢNG dạy LỊCH sử VIỆT NAM từ 1919 – 1930 (Trang 38 - 45)

- Việc rèn kĩ năng tự học cho học sinh là điều rất cần thiết để thực hiện

2.2.3.Tổ chức cho HS trao đổi thảo luận đề giải quyết bài tập lịch sử.

Thực tế giảng dạy, chúng tôi thấy phương pháp này rất phù hợp với các vấn đề lịch sử mang tính chất tổng hợp, nâng cao cũng như phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh giỏi để các em có thể phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo cũng như các kĩ năng phân tích, lập luận bảo vệ ý kiến của mình, phát triển khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Khi tham gia thảo luận, các em cùng trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, bổ sung kiến thức cho nhau.

Ví dụ, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận bài tập sau:

Ví dụ 1: Lập bảng về hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930 theo gợi ý:

Thời gian Hoạt động Ý nghĩa

+ Vì sao trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã lựa

chọn con đường cách mạng Vô sản?

+ . Lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được

tài liệu nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam.

+ Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

-GV hướng dẫn các nhóm tổ chức hoạt động như bầu ra nhóm trưởng, thư

kí ghi biên bản thảo luận nhóm ( Tùy nội dung câu hỏi và số lượng học sinh mà GV chia nhóm cho phù hợp)

HS các nhóm thảo luận, chuẩn bị nội dung cần trình bày của nhóm, sau đó đại diện của từng nhóm sẽ dựa kết quả chuẩn bị của nhóm.

GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và chốt kiến thức cần đạt được:

Thời gian Hoạt động Ý nghĩa

5/6/1911 Ra đi tìm đường cứu nước Thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm tìm đường cứu nước.

1911- 1917

Qua nhiều nước tư bản, đế quốc, thuộc địa và phụ thuộc, tiếp xúc với nhiều loại người, làm nhiều nghề để kiếm sống, học tập và khảo sát cm Rút ra bài học rất quan trọng về bạn và thù... 1917 Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ..., trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919)

18/6/1919 Gửi tới Hội nghị Vecxai "bản yêu sách của nhân dân An Nam" đòi các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam

Gây tiếng vang lớn, là đòn tấn công trực diện vào bọn trùm đế quốc

Qua đó rút ra bài học "muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào

chính mình" 7/1920 Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin...

Giúp Nguyễn ái Quốc khẳng định con đường giành độc lapạ và tự do của nhân dân Việt Nam: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc.... 12/20 Tham dự đại hội XVIII của Đảng Xã

hội Pháp họp ở Tua, bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

Đánh dấu bước ngoặt quan trọng: từ một người yêu nước trở thành một Đảng viên cộng sản, từ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin 1921- 1929 1921- 1923 1923- 1924 1924-

Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho thành lập Đảng cộng sản Việt Nam....

- Hoạt động tại Pháp: tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuọc địa (1921), ra báo "Người cùng khổ", viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp...

- Hoạt động tại Liên Xô: dự Hội nghị Quốc tế nông dân (6/1923)và Đại hội lần V Quốc tế Cộng sản (1924), độc tham luận, viết bài, nghiên cứu... - Hoạt động tại Trung Quốc: trực tiếp

- Đoàn kết những người dân thuộc địa sống trên đất P háp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân...Góp phần truyền bá chủ nghĩa M- Ln vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần yêu nước và thôi thúc nhân dân đấu tranh.

- Tiếp tục hoàn chỉnh lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.

1927 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1927- 1929

tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc:

+ Mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ + Sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và báo Thanh niên (6/1925)

+ Sách Đường Kách Mệnh được xuất bản (1927)

+ Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

+ Chủ trương vô sản hoá (1928) - Hoạt động tại Xiêm

- Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, lý luận CMGPDT vào Việt Nam, thúc đẩy cách mạng Việt Nam nhanh chóng chuyển mình theo xu hướng vô sản. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam

6-1 đến 8-2-1930

Chủ động triệu tập Hôị nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt....

- Góp phần quyết định giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc... - Chuẩn bị nhân tố quyết định cho những bước phát triển mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam

+ Ví dụ 2: Vì sao trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường cách mạng Vô sản?

+ Khái quát về tiểu sử và tóm tắt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

+ Nguyễn Ái Quốc đã chọn con đường cách mạng Vô sản là vì: - Tác động của bối cảnh thời đại mới:

+ Là lúc chủ nghĩa tư bản chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những mâu thuẫn trong lòng nó đang phát triển gay gắt: Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc, dẫn tới chiến tranh thế giới I. Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa, dẫn tới sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, dẫn tới sự phát triển của phong trào công nhân và cách mạng xã hội. Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng những khảo sát thực tế từ chính các nước tư bản, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản và từ đó không lựa chọn con đường cách mạng tư sản.

+ Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga: Đối với nước Nga đây là cách mạng vô sản nhưng đối với các thuộc địa trong đế quốc Nga, đó còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười, chủ nghĩa Mac-lênin trỏ thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi, dẫn đến sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản trên thế giới: Đảng cộng sản Đức, Hungari (1918), Anh, Pháp (1920), Trung Quốc (1921),…Tháng 3 – 1919 Quốc tế cộng sản được thành lập. Đại hội thứ hai của quốc tế cộng sản đã thông qua Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc, thuộc địa .

+ Thời đại đầy biến động trên giúp cho Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn để tìm kiếm, xác định một con đường cứu nước đúng đắn.

- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc:

Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra liên tục và anh dũng, đã sử dụng nhiều con đường cứu nước khác nhau nhưng đều thất bại. Sự thất bại của phong trào Cần vương (cuối thế kỉ XIX), phong trào yêu nước theo khuynh

hướng dân chủ tư sản (đầu thế ki XX), chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang có sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.

Trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đất nước lâm vào “tình hình đen tối dường như không có đường ra” (Nguyễn Ái Quốc). Tình hình dó đặt ra yêu cầu bức thiết là tìm ra con đường cứu nước mới.

- Nhờ có thiên tài trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của Nguyễn Ái Quốc:

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên khi đất nước đã biến thành thuộc địa, nhân dân chịu cảnh lầm than. Người tận mắt chứng kiến phong trào yêu nước của ông cha và nhân thấy những hạn chế của họ: cách làm của Phan Bội Châu chẳng khác gì “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, cách làm của Phan Châu Trinh chẳng khác nào “Xin giặc rủ lòng thương”, cách làm của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến. Vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của ông cha nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành con đường cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới.

Trong quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái quốc không chỉ đến một quốc gia mà tiến hành khảo sát ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước tư bản và thuộc địa, nhất là ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mĩ - những nơi hội tụ nhiều trào lưu tư tưởng. Ở đâu Người cũng kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn, thấy được cách mạng tư sản là “cách mạng chưa đến nơi” vì quần chúng lao động vẫn đói khổ. Trong quá trình tìm chân lí, Người đã phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin một phương hướng cứu nước mới. Người tin tưởng, sáng tỏ và cảm động, từ đó khẳng định đây là cái cần thiết cho chúng ta, là con đường giải phóng cho dân tộc ta. Từ nhận thức đó, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lựa chọn con đường cứu nước cho dân tộc ta theo khuynh hướng vô sản.

+ Ví dụ 3: Lí luận về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá về Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất được thể hiện trong các tài liệu nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam.

- Yêu cầu kiến thức cần đạt: - Các tài liệu:

+ Thông qua các tờ báo: các bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp); báo đời sống công nhân (Liên đoàn Lao động Pháp); sự thật (Đảng Cộng sản Liên Xô); tạp chí thư tín quốc tế (Quốc tế Cộng sản); báo người cùng khổ; báo thanh niên (trong những năm 1921-1925).

+ Qua các bài tham luận của Nguyễn Ái Quốc trình bày trong Đại hội quốc tế cộng sản lần thứ V; Đại hội quốc tế thanh niên ; Đại hội quốc tế nông dân, phụ nữ (1924).

+ Qua các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Đường kách mệnh (1927)

- Nội dung cơ bản:

+ Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trước hết phải thực hiện “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến và phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do, từng bước thực hiện khẩu hiệu “ruộng đất cho dân cày” (chống đế quốc giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ lớn nhất)

+ Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng nhưng cần lôi kéo tiểu tư sản , trí thức, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ.

+ Nông dân và công nhân là bạn đồng minh tự nhiên song giai cấp nông dân muốn giải phóng mình phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

+ Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp vô sản, giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

+ Phải thực hiện đoàn kết quốc tế, cần phải tranh thủ sự giúp đỡ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Ý nghĩa

+ Con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc vạch ra đã giúp cho những người yêu nước và nhân dân Việt Nam phân biệt rõ bạn , thù , xác định đúng nhiệm vụ , mục tiêu , động lực, lực lượng , phương pháp đấu tranh ; xác định đúng tính chất , mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, xác định đúng vai trò của chính đảng cách mạng và của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc .

+ Những tư tưởng này là ngọn cờ hướng đạo cho phong trào cách mạng Việt Nam trong thời kì vận động thành lập Đảng, là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đang đi tìm chân lý đầu thế kỉ XX.

+ Là sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

+ Đặt nền móng cơ sở để xây dựng cương lĩnh cho Đảng ta sau này.

+ Ví dụ 4: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

- Vận dụng kiến thức đã học, HS cần phân tích được

+ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng

+ Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề báo cáo BIÊN SOẠN CHỦ đề dạy và PHƯƠNG PHÁP ôn tập CHO học SINH GIỎI KHI GIẢNG dạy LỊCH sử VIỆT NAM từ 1919 – 1930 (Trang 38 - 45)