Kết luận chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư bằng chứng thực nghiệm tại việt nam removed (Trang 70 - 71)

Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hƣởng của chất lƣợng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tƣ ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013.

Phù hợp với nghiên cứu của Gomariz và Ballesta (2014), kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lƣợng báo cáo tài chính tốt hơn và sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn (kỳ hạn nợ ngắn hơn) sẽ làm gia tăng hiệu quả đầu tƣ. Khi tách hiệu quả đầu tƣ ra làm hai vấn đề đầu tƣ quá mức và đầu tƣ dƣới mức thì kết quả đối với đầu tƣ quá mức là bền vững, còn đầu tƣ dƣới mức thì không. FRQ và STDebt đóng vai trò tích cực trong việc làm giảm các khoản đầu tƣ không cần thiết, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tƣ (phù hợp với nghiên cứu gốc của Gomariz và Ballesta, 2014). Không phù hợp với nghiên cứu của Gomariz và Ballesta (2014), khi sử dụng mô hình nghiên cứu của Biddle và các cộng sự (2009) để ƣớc lƣợng biến đầu tƣ dƣới mức thì kết quả nghiên cứu cho thấy rằng FRQ có tác dụng làm gia tăng các khoản đầu tƣ cần thiết. Tuy nhiên khi thêm biến tƣơng tác DumSTDebt vào mô hình (mô hình 5) hay thay thế mô hình hiệu quả đầu tƣ (theo mô hình của Chen và các cộng sự, 2011) thì FRQ không có tác dụng làm gia tăng các khoản đầu tƣ cần thiết, từ đó làm giảm vấn đề đầu tƣ dƣới mức (phù hợp với nghiên cứu gốc của Gomariz và Ballesta, 2014). Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, chỉ trong mô hình hồi quy có thêm biến DumSTDebt thì kỳ hạn nợ ngắn mới có tác dụng giảm vấn đề đầu tƣ dƣới mức, còn các trƣờng hợp còn lại thì không.

Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy bằng chứng cho thấy FRQ và kỳ hạn nợ ngắn có quan hệ thay thế trong việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ: ở những công ty có ít nợ ngắn hạn hơn thì ảnh hƣởng của FRQ đến hiệu quả đầu tƣ nhiều hơn so với ở các công ty sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy ở các công ty có FRQ thấp, kỳ hạn nợ là nhân tố chính đƣợc các chủ nợ sử dụng để kiểm soát hành vi của nhà quản trị, tránh xảy ra tình trạng chiếm đoạt quyền sở hữu. Mặt khác, ở những công ty có

FRQ tốt hơn, thông tin kế toán có thể đƣợc sử dụng để theo dõi vấn đề đầu tƣ không hiệu quả. Tuy nhiên khi tách hiệu quả đầu tƣ ra làm đầu tƣ dƣới mức và đầu tƣ quá mức, thì kết quả lại không nhƣ kỳ vọng. Ảnh hƣởng của FRQ đến việc làm giảm đầu tƣ dƣới mức cao hơn trong các công ty có sử dụng mức độ nợ ngắn hạn ở mức cao hơn mức trung bình.

Kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho các lý thuyết về hiệu quả đầu tƣ, cho thấy rằng trong bối cảnh mà FRQ đóng vai trò ít quan trọng ở các nƣớc thị trƣờng mới nổi trong việc giảm bớt thông tin bất cân xứng, kỳ hạn nợ ngắn là một lựa chọn thay thế đúng đắn trong việc giám sát các nhà quản trị và ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ. Phát hiện của tác giả còn đóng góp cho lý thuyết về vai trò của thông tin công khai và thông tin cá nhân đến các quyết định đầu tƣ và đề xuất mở rộng nghiên cứu này hơn với các gợi ý: theo quan điểm thông tin cá nhân, nợ ngắn hạn có liên quan đến việc tăng cƣờng giám sát của các nhà quản lý và giảm bớt tầm quan trọng của FRQ trong việc hạn chế bất cân xứng thông tin. Đây là một vấn đề quan trọng đối với một quốc gia nhƣ Việt Nam, nơi mà nợ tƣ nhân là nguồn tài trợ chính và hầu nhƣ thiếu vắng các khoản nợ công, nghiên cứu cho thấy lựa chọn kỳ hạn nợ có ý nghĩa quan trọng đến việc đầu tƣ. Những phát hiện còn có ý nghĩa đối với các chủ nợ, các quản trị và các nhà nghiên cứu vì chúng cung cấp những hiểu biết về hậu quả kinh tế của những chính sách kế toán và tài chính doanh nghiệp trong quyết định đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư bằng chứng thực nghiệm tại việt nam removed (Trang 70 - 71)