1. Bồi lắng hồ: Các hồ chứa đều có địa hình dốc, xung quanh là đồi nên khả năng bồi lắng lòng hồ sẽ xuất hiện ngay sau khi công trình đưa vào vận hành. Bồi lắng lòng hồ có thể xảy ra do việc rửa trôi, xói mòn đất ở vùng đồi, núi xung quanh hoặc do vận chuyển bùn cát từ các sông suối thượng nguồn chảy vào hồ. Quá trình bồi lắng sẽ xuất hiện trong thời gian dài nên cần phải theo dõi để có biện pháp khắc phục.
2. Ô nhiễm nước hồ do chất thải từ hoạt động nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản: Hầu hết các TDA sau khi hoàn thành diện tích tưới được phục hồi so với thiết kế và tăng hơn so với hiện trạng 30-50%, việc cung cấp nước ổn định cũng giúp tăng vụ dẫn đến tăng khối lượng phân bón và thuốc BVTV. Các hoạt động khai thác, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của người dân phát triển trở lại và tăng lên sẽ phát sinh các chất thải (chai lọ, bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…), các hoá chất nguy hại (thuốc BVTV) và thức ăn nuôi trồng thuỷ sản. Đây là nguồn thải lâu dài cần kiểm soát bởi nguồn nước trong hồ được cấp đa mục tiêu (tưới, nuôi trồng thuỷ sản). Nếu không có biện pháp kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước hồ.
3. Rác thải sinh hoạt: Có thể phát sinh do người dân sống gần khu vực lòng hồ hoặc người dân vào sản xuất hoặc do công nhân vận hành hồ xả thải bừa bãi. Tác động này là không đáng kể và có thể giảm thiểu.
4. Tác động tiêu cực do mở rộng tràn: Có 6 TDA mở rộng ngưỡng tràn và 1 TDA (hồ Sông Quao) xây mới tràn phụ để đảm bảo thoát lũ nhanh và an toàn cho các công trình đầu mối. Bên cạnh những tác động tích cực này, việc mở rộng tràn có nguy cơ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Các TDA hồ Ngòi Là 2, hồ Đại Thắng, hồ Khe Sân, Hồ Khe Giang đều đánh giá việc mở rộng tràn không ảnh hưởng đến vùng hạ du do hệ thống sông, suối hiện có đã đảm bảo thoát lũ khi mở rộng tràn. Việc xây mới tràn tràn phụ của TDA hồ Sông Quao gây ngập lụt cho khoảng 20 hộ dân và một số cơ sở hạ tầng nhưng tần suất chỉ xảy ra 1 lần trong 100 năm nên các tác động là không đáng kể.
5. Rủi ro an toàn đập. Mặc dù đã được sửa chữa, nâng cấp nhưng nguy cơ vỡ đập vấn có thể xảy ra do những trận lũ bất thường hoặc do ảnh hưởng của BĐKH. Vỡ đập ảnh hưởng rất lớn đến chế độ thuỷ văn của khu vực, ảnh hưởng tới môi trường nước, môi trường đất, hệ sinh thái thuỷ sinh, khả năng cấp nước của vùng tưới, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp phía hạ lưu công trình. Đặc biệt, khi vỡ đập ảnh hưởng lớn tới tính mạng và tài sản của người dân phía hạ lưu. Việc khắc phục hậu quả của sự cố vỡ đập là hết sức khó khăn và lâu dài, do đó quá trình vận hành cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu.
40
PHẦN 5. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI