ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế, nhằm hổ trợ cho các đơn
vị bổ sung vào vốn kinh doanh để gia tăng sản xuất. ACB có những loại hình cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và cố định cho các đơn vị (xem bảng số liệu 5).
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo thời hạn vay
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Nợ ngắn hạn 2.739 58% 5.430 57% 9.680 57% 17.286 55% Nợ trung hạn 1.893 28% 2.678 28% 4.786 28% 6.760 21% Nợ dài hạn 946 14% 1.457 15% 2.650 15% 7.554 24% Tổng 6.760 100% 9.565 100% 17.116 100% 31.600 100%
(Nguồn: Tổng hợp bản công bố thông tin 2007 – 2010)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy hoạt động tín dụng ở hầu hết các ngân hàng
thương mại nói chung và ở ngân hàng Á Châu nói riêng thì tín dụng ngắn hạn luôn
chiếm một tỷ lệ rất cao trong doanh số cho vay, chiếm trên 50% tổng dư nợ.
Nguyên nhân khách quan là vì: nền kinh tế Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát
triển, các công ty và các dự án lớn có nhu cầu vốn trung dài hạn chưa nhiều. Thành phần chính trong nền kinh tế chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Nhu cầu vốn của những đối tượng này thường là nhu cầu ngắn hạn nhằm
mục đích bổ sung vốn lưu động, sinh hoạt tiêu dùng. Nguyên nhân chủ quan: các
ngân hàng e sợ rủi ro. Các khoản vay trung dài hạn thường chứa dựng nhiều rủi ro hơn các khoản vay ngắn hạn do thời gian thu hồi vốn dài hơn, khả năng thẩm định
của các nhân viên tín dụng chưa cao nên các ngân hàng thường hạn chế cho vay.
Tuy nhiên, trong năm 2010, tỷ lệ cho vay dài hạn tăng lên rất nhanh (từ 15% năm 2009 lên 24% năm 2010). Có thể giải thích cho sự tăng đột biến này là do:
năm 2010, trước tình hình thị trường địa ốc ngày càng “nóng”, các ngân hàng cũng
26 hoạch khai thác, phân khúc thị trường này, bắt đầu từ việc cho vay mua nhà trả