Suy thoái kinh tế tác động lên tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, có cả những cơ hội, tác động tích cực và những thách thức, tác động tiêu cực; tuy nhiên xét về tổng thể, tác động tích cực thì ít mà tiêu cực thì rất nhiều, doanh nghiệp vận tải trong thời ký suy thoái kinh tế toàn cầu cũng có những tác động mà dễ dàng nhận thấy đối với các hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể:
Thứ nhất, nhu cầu dịch vụ vận tải trên thị trường chịu nhiều tác động nhất, khi xảy ra suy thoái, những biến động trên thị trường thường có những tác động rất tiêu cực đến tổng cầu và vì thế nên sự sụt giảm của nhu cầu về dịch vụ vận tải là không thể tránh được, đẩy doanh nghiệp vào những tình cảnh khó khăn và càng khó khăn đối với doanh nghiệp vận tải trong nước chủ yếu là vừa và nhỏ. Điều này được thể hiện qua khối lượng luân chuyển hàng hoá, nếu năm 2010 trở về trước đều tăng khá (bình quân 2006-2010 tăng 16,7%/năm), thì năm 2011 đã bị giảm 0,8%, năm 2012 bị giảm 2,1% và 4 tháng năm nay còn bị giảm sâu hơn giảm 4,8%, trong đó vận tải đường biển còn giảm sâu hơn (năm 2011 giảm 5,8%, năm 2012 giảm 8%, 4 tháng năm 2013 giảm tới 16%).
Thứ hai, doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vận tải nói riêng, trong thời kỳ suy thoái rất khó tiếp cận với nguồn vốn. Không có vốn các doanh nghiệp vận tải có xu hướng cắt giảm chi phí, đầu tư manh mún, dần dần co cụm và rất dễ có nguy cơ bị phá sản.
Thứ ba, do sự biến động trong thời gian suy thoái, giá xăng dầu tăng giảm thất thường đã ảnh hưỏng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với dịch vụ vận tải, xăng dầu tăng đã gây ảnh hưởng lớn nhu cầu của khách hàng. Thông thường, mỗi lần giá xăng dầu tăng thì giá vận chuyển của các hạng mục cũng tăng khoảng 300-500VND/km, tuỳ thuộc vào mức tăng của giá xăng dầu.
Thứ tư, đối với dịch vụ sửa chữa ô tô tải, giá dich vụ năm sau thường cao hơn so với những năm trước do giá vật tư tăng. Không phải tất cả doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam hiện giờ cũng có trung tâm bảo hành, sửa chữa ô tô riêng cho
mình, nguyên nhân vẫn là vì không có vốn đầu tư trang trải cho việc d uy trì trung tâm bảo hàng, bảo dưỡng.
Thứ năm, đối với ngành vận tải việc thường xuyên phải thay đổi giá cước do sự thay đổi của giá xăng dầu đã trở thành một vấn đề mà khiến thay đổi chi phí niêm yết giá của doanh nghiệp. Tuy chi phí xăng dầu đầu vào cho doanh nghiệp vận tải, ở một số giai đoạn có giảm đi và có thời điểm giảm mạnh nhưng đây chỉ là một bộ phận cấu thành trong chi phí vận tải. Các loại chi phí liên quan khác vẫn đã và đang tăng lên nên đã và đang tiếp tục gây áp lực buộc các doanh nghiệp vận tải phải hoặc giữ nguyên, hoặc chỉ giảm giá cước vận tải một cách lấy lệ vì không thể giảm hơn được nếu không muốn bị thua lỗ. Nhưng lại bị sức ép rất lớn từ dư luận, từ khách hàng và từ Chính phủ về việc phải giảm giá dịch vụ vận tải. Theo quy định của Hiệp hội Vận tải, những doanh nghiệp vận tải không kê khai giảm giá cước theo giá xăng dầu sẽ bị xử phạt theo điều 11 Nghị định 109/2013/ NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí…
2.2 Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanhdịch vụ vận tải của công ty cổ pần vận tải và thương mại Trường Phú