L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.3. Quy trình kế toán huy động vốn
2.2.3.1. Quy trình kế toán tiền gửi thanh toán của khách hàng
Tại Ngân hàng đang áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa nên quy trình kế toán được tiến hành như sau:
Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản:
Kế toán giao dịch hướng dẫn khách hàng viết giấy nộp tiền 2 liên, sau đó
kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và thực hiện thu tiền và hạch toán trước khi chuyển cho kiểm soát viên.
Nợ : TK tiền mặt : Số tiền khách hàng nộp
Có : TK tiên gửi KKH/KH : Số tiền khách hàng nộp
Trả lại cho khách hàng 1 liên và 1 liên lưu tại Ngân hàng.
Khi khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có nhu cầu rút tiền mặt :
Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết giấy lĩnh tiền mặt, kiểm tra
mẫu dấu, chữ ký, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng, nếu đủ thì tiến
hành hạch toán rồi chuyển cho kiểm soát viên.
Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát rút tiền gửi thanh toán là 50 triệu đồng
Hạch toán:
Nợ : TK tiền gửi KKH /cty Trường Phát : 50.000.000đ
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán chuyển khoản:
Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng Ngân hàng, khách hàng lập UNC 2 liên kế toán kiểm tra nếu hợp lệ thì hạch toán. 1 liên ủy nhiệm chi giao cho khách hàng, 1 liên lưu tại Ngân hàng, 1 liên báo có cho khách hàng
thu hưởng. Ngân hàng không thu phí.
Ví dụ : Công ty Cơ khí Trường Phát trả tiền cho bưu điện Đức Giang có
TK tại BIDV_Bắc Hà Nội, số tiền 7 triệu đồng.
Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi KKH/cty Trường Phát : 7.000.000đ
Có : TK tiền gửi KKH/Bưu điện Đức Giang : 7.000.000đ
Nếu trả cho người thụ hưởng có tài khoản ở Ngân hàng khác: Kế toán hướng dẫn khách hàng lập ủy nhiệm chi 3 liên, kiểm tra nếu hợp lệ, hợp pháp
thì chuyển sang cho bộ phận chuyển tiền điện tử để chuyển tiền đi cho khách
hàng. 1 liên ủy nhiệm chi đưa cho khách hàng, 2 liên lưu tại Ngân hàng.
Ngân hàng tính trả lãi cho khách hàng vào ngày 25 hàng tháng theo
phương pháp tích số và hạch toán:
Nợ : TK trả lãi tiền gửi : Số tiền lãi tính được
Có : TK tiền gửi KKH/ KH : Số tiền lãi tính được
2.2.3.2. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
Khi khách hàng đến gửi tiết kiệm:
Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng viết phiếu gửi tiền, kiểm tra các
yếu tố trong chứng từ, nếu đúng thì tiến hành hạch toán rồi giao cho kiểm soát
duyệt và in sổ tiết kiệm.
Nợ TK Tiền mặt thích hợp
Sau đó giao sổ tiết kiệm cho khách hàng, giấy gửi tiền và lưu tại Ngân
hàng.
Khi khách hàng đến xin tất toán sổ tiết kiệm:
Giao dịch viên nhận sổ, rút thẻ lưu và tính lãi cho khách hàng theo số ngày khách hàng đã gửi. Kế toán lập phiếu chi ( trên ghi số tiền lãi ) và giấy
rút tiền tiết kiệm ( trên ghi số tiền gốc ). Sau đó cho khách hàng ký nhận tiền
vào phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm, sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán ( chữ
ký phải trùng khớp với thẻ lưu) và chi tiền. Phiếu chi, giấy rút tiền tiết kiệm,
sổ tiết kiệm đã đóng dấu tất toán và thẻ lưu đã đóng dấu tất toán được lưu tại
Ngân hàng Ví dụ 1:
Ngày 07/07/2008 Ông Nguyễn Văn A đến Ngân hàng yêu cầu tất toán
sổ tiết kiệm không kỳ hạn, lãi suất 0,3%/tháng, thời gian gửi tiền là 26/06/2008, số tiền 20 triệu đồng
Kế toán tính lãi theo lãi suất 0,3%/tháng.
Số lãi tính được = 20.000.000đ x 22.000 30 11 % 3 , 0 đ
Hạch toán: Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/Ông A :
20.000.000đ
Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 22..000đ
Có : TK tiền mặt : 20.022.000đ
Ví dụ 2:
Ngày 25/06/07 Bà Trần Kim Oanh đến Ngân hàng yêu cầu: Ngân hàng cho rút tiết kiệm trước hạn loại tiết kiệm 6 tháng, lãi suất 1.25%/ tháng, thời
Kế toán NH tiến hành nhập lãi vào gốc theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,35%/tháng. Số lãi tính được = 15.000.000 x 43.750 30 25 % 35 , 0 Hạch toán kế toán: Nợ : TK trả lãi tiền gửi : 43.750 đ
Có : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 43.750 đ Sau đó hạch toán:
Nợ : TK tiền gửi tiết kiệm VND/ Bà Oanh : 15.043.750 đ
Có : TK tiền mặt : 15.043.750 đ Khi đến hạn mà KH chưa đến tất toán:
Kế toán tiến hành nhập lãi vào gốc và chuyển sang kỳ hạn tiếp theo với
lãi suất tương ứng tại thời điểm nhập lãi và hạch toán:
Nợ : TK Lãi tiền gửi
Có : TK Tiền gửi tiết kiệm tương ứng của khách hàng
2.2.3.3.. Phát hành giấy tờ có giá
Trong thực tế hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu được áp dụng tạm
thời khi NH thiếu vốn và lượng vốn thiếu này được dự kiến trước để ấn định
việc bán kỳ phiếu theo từng thời điểm, do đó các chi nhánh cũng không thể
hoàn toàn chủ động đối với hình thức tạo vốn này.
a. Kỳ phiếu
Theo trên cân đối hạch toán thì số dư kỳ phiếu vẫn còn thể hiện nhưng
thực tế thì hình thức huy động này đã chấm dứt từ nhiều năm nay.
Đây là loại chứng chỉ tiền gửi trả lãi sau huy động hộ trung ương, chi nhánh không được sử dụng số nguồn vốn này.
2.3. Đánh giá chung về công tác kế toán huy động vốn của Ngân hàng TMCP CT chi nhánh Tây Hà Nội