Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu đề cương quản trị doanh nghiệp FDI (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 7 Triển kha

7.3.2 Đánh giá thực trạng

- Ưu điểm về triển khai các dự án FDI

• Số lượng các dự án cấp mới tăng, nhiều dự án FDI lớn đăng kí tăng vốn.

• Cơ cấu vốn FDI chuyển dịch hợp lý: từ khu vực dịch vụ và kinh doanh bđs sang lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa...

• Các nỗ lực từ phía chính phủ

 Đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng  Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ

 Đôn đốc cải cách hành chính, tạo đột phá về thủ tục đầu tư, kinh doanh. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

- Những tồn tại trong triển khai dự án FDI

• Nhà đầu tư chiếm giữ mặt bằng, tốc độ triển khai chậm

• Cơ sở hạ tầng lạc hậu và sự thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu, phụ tùng. • Chuyển giao công nghệ và sử dụng công nghệ cao còn hạn chế

• Các cuộc đình công liên tiếp xảy ra, vấn đề tuyển dụng gặp nhiều khó khăn.

• Những chậm trễ và mâu thuẫn trong vấn đề đất đai và giải phóng mặt bằng; Sự quy hoạch thiếu đồng bộ của chính quyền khắp các địa phương.

- Nguyên nhân gây ra các tồn tại

• Sự lơi lỏng trong quản lý việc góp vốn và quản lý tốc độ triển khai các dự án FDI của chính quyền. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chồng chéo.

• Nhà nước chưa có sự quan tâm thích đáng để nâng cao chất lượng và đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng.

• Các doanh nghiệp trong nước có năng lực sản xuất và cạnh tranh yếu, không đủ khả năng cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp nước ngoài, gây ra sự đứt đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.

• Tỷ trọng công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt cùng với trình độ tiếp nhận công nghệ hạn chế của VN khiến tốc độ chuyển giao công nghệ bị trì hoãn. • Lao động tay nghề thấp, thiếu ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Môi

• Trình độ quy hoạch và quản lý đất đai của cán bộ nhà nước còn thấp và thiếu tầm nhìn dài hạn.

7.3.3 Các giải pháp khắc phục

- Thuê các chuyên gia tư vấn về việc chuẩn bị và thực hiện các thủ tục hành chính cũng như đối thoại với các cơ quan nhà nước.

- Thực hiện quả trị rủi ro, đánh giá cẩn thận những bất ổn của môi trường và có phương án phòng ngừa, khắc phục rủi ro.

- Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về vấn đề nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và quy hoạch đất đai.

- Chú trọng hơn việc hỗ trợ các doanh nghiệp nước sở tại về vốn, kiến thức, kỹ năng, công nghệ để họ đáp ứng được các yêu cầu của công ty. Xây dựng các hiệp hội để kết nối các doanh nghiệp phụ trợ.

- Hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng và đào tạo lại lao động. Điều chỉnh và cải thiện các điều kiện lao động, chế độ đãi ngộ cho phù hợp với lao động nước sở tại.

Một phần của tài liệu đề cương quản trị doanh nghiệp FDI (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w