CHƯƠNG 7 Triển kha
7.2.2. Phân tích nội dung quản trị triển khai thực hiện dự án FD
1. Xác định các công việc và trình tự để triển khai dự án FDI - Các công việc:
+ Công việc về đất đai
+ Công việc thuộc về bộ máy quản lý doanh nghiệp có vốn FDI + Các công việc tuyển chọn và sử dụng các loại tư vấn
+ Công việc về xây dựng công trình + Tổ chức đấu thầu
+ Các thủ tục hành chính của pháp nhân mới
+ Góp vốn và chứng nhận việc góp vốn của các bên + Tuyển dụng lao động và đào tạo lao động (nếu có)
+ Nghiệm thu công trình, sản xuất thử và bàn giao để đưa vào sản xuất chính thức - Vấn đề cho nhà quản trị:
+ Trình tự triển khai cần lưu ý: các công việc hành chính trước sau đó đến các công việc thực tế .
+ Cần phải nắm được triển khai dự án FDI bao gồm các công việc gì và trình tự thực hiện các công việc này ra sao để vạch ra kế hoạch thực hiện 1 cách khoa học. + Nắm được khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành mỗi công việc và dự tính
thời gian bắt đầu và kết thúc cho mỗi công việc đó.
+ Hiểu rõ trong khi dự án hoạt động thì những công việc nào thường gặp khó khăn và hay bị chậm trễ.
+ Nghiên cứu và tìm hiểu luật lệ, thói quen, tập quán kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
2. Xác định tiến độ triển khai thực hiện dự án FDI
- Tiến độ triển khai là gì? Thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc
- Để cụ thể hóa tiến độ triển khai thực hiện các công việc cụ thể của dự án, có thể dùng sơ đồ Grantt
- Vấn đề đặt ra với nhà quản trị: Hội đồng quản trị và ban quản lý dự án FDI có toàn quyền quyết định tiến độ triển khai dự án FDI nhưng phải tuân thủ các quy định của nước sở tại về vấn đề này.
- Việc xác định tiến độ thực hiện từng công việc cụ thể, thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc sao cho thời điểm hoàn tất giai đoạn triển khai phải được thực hiện trong khoảng thời gian mà nước sở tại quy định đối với từng loại dự án FDI
- Các công việc cần phải tiến hành trong giai đoạn triển khai thuộc nhiều cấp, nhiều ngành, với khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, thời gian bắt đầu và kết thúc cũng có thể trùng lặp hoặc khác nhau
- Vấn đề đặt ra với nhà quản trị:
+ Các nhà quản trị cấp dưới phải biết phân công các công việc cho phù hợp với sở trường và khả năng của từng người để đạt được kết quả tốt.
+ Phải tổ chức các bộ phận theo dõi thường xuyên để thu thập các thông tin về tiến độ thực hiện, cũng như những khó khăn vướng mắc để kịp thời chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ.
+ Nếu thấy cần thiết có thể điều chỉnh theo hướng tăng cường thêm cho các khâu yếu, tránh việc ách tắc hoặc chậm trễ cục bộ. Thậm chí, có thể điều chỉnh việc phân công vì phân công ban đầu chưa chắc đã hợp lý
4. Xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên trong quá trình triển khai dự án FDI
- Tại sao phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát: để có thể theo dõi, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên quá trình triển khai dự án FDI.
- Các hoạt động: tổ chức hệ thống thông tin và phân công các con người cụ thể có trách nhiệm quan sát những diễn biến xảy ra hàng ngày để đưa vào hệ thống truyền tin nhằm giúp các cấp lãnh đạo nắm bắt và xử lý kịp thời
5. Thực hiện chế độ thống kê và báo cáo định kỳ
- Mục đích: để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI. - Các loại báo cáo:
+ Báo cáo tháng. + Báo cáo quý + Báo cáo 6 tháng + Báo cáo năm
+ Báo cáo giai đoạn (5 năm, 10 năm)
- Các mẫu báo cáo và cơ quan nhận báo cáo tùy thuộc vào quy định của nước tiếp nhận trong từng thời kỳ nhất định
Câu 7.3: Trình bày thực trạng tình hình triển khai các dự án FDI tại Việt nam đến hết năm 2014. Rút ra c ác ưu điểm, các tồn tại bất cập trong triển khai các dự án FDI tại Việt nam, phân tích các nguyên nhân gây ra các tồn tại và nêu các giải pháp khắc phục.
7.3.1Thực trạng tình hình triển khai các dự án FDI tại Việt Nam đến hết năm 2014 - Thực trạng tình hình triển khai các DA FDI tại VN tính đến hết năm 2014:
+ Trong năm 2014, đã có 5 KCN mới được thành lập, mở rộng 7 KCN, chuyển đổi 1 KCN với quy mô 92 ha sang mô hình cụm công nghiệp (CCN)
+ Cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 84.000 ha.
+ Trong đó 212 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
+ Số lượng các KKT ven biển đã thành lập trên cả nước được giữ ổn định là 15 KKT. Số lượng các KKT cửa khẩu đã thành lập giữ nguyên là 28 KKT.
+ Đã thu hút được một lượng vốn đầu tư với VĐK đạt 10,7 tỷ USD; điều chỉnh tăng vốn cho 515 lượt dự án với tổng VĐT tăng thêm là 4 tỷ USD.
+ Tuy nhiên trong năm 2014 các đơn vị cũng thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 88 dự án với tổng vốn thu hồi 1 tỷ USD.
+ Đã thu hút được 85,5 tỷ USD vốn FDI đăng ký. Vốn đầu tư đã thực hiện đạt 49 tỷ USD, bằng 57% vốn FDI đăng ký.
+ Đối với các KKT, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào là 37 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 13,5 tỷ USD, bằng 36% tổng vốn đầu tư đã đăng ký.
+ Các KKT cửa khẩu tỏ ra yếu thế hơn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài khi chỉ thu hút được 700 triệu USD vốn FDI.
+ Như vậy, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT đã lên tới trên 122 tỷ USD.
+ Tổng doanh thu của các KCN, KKT cũng đầy ấn tượng với hơn 118 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2013. Đáng chú ý, cán cân thương mại hàng hóa của các doanh nghiệp trong KCN, KKT năm 2014 thặng dư 5,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2013.
+ Tổng số lao động trong KCN, KKT tính đến hết năm 2014 là hơn 2,4 triệu lao động.
- Cơ cấu vốn FDI + Theo lĩnh vực
Năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 880 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,5 tỷ USD, chiếm 70,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,83 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD.
Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc là 9093 doanh nghiệp.Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7543 doanh nghiệp gấp 8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 20%, chiếm 83% trong tổng số. Doanh nghiệp liên doanh là 1550 doanh nghiệp gấp 2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000- 2013 mỗi năm tăng 6,7%.