Nguyên nhân của thực trạng gia tăng tội vi phạm quy định về điều khiển phương

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề tài Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự VIệt Nam thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)

khởi tố và đưa ra xét xử đều thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên mức án của các bị cáo phải nhận còn nhẹ, chưa đủ sức ren đe, cụ thể có đến 51/59 bị can đều bị xử mức án tù treo, chỉ có 08 vụ là bị xử lý tù giam, vì vậy chưa đủ sức ren đe chung đối với đối tượng vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

2. Nguyên nhân của thực trạng gia tăng tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. phương tiện giao thông đường bộ.

2.1 Quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế và thiếu sót.

- Phát triển đô thị đã không có kế hoạch, không suy tính trước được những vấn đề sẽ xảy đến trong tương lai, cứ nhắm mắt đưa chân, để “tùy tiện” phát triển. Thiếu chiến lược, quy hoạch phù hợp về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ và phương tiện vận tải đường bộ. Những năm qua, tuy hệ thống đường bộ đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Việc phát triển quá nhanh các phương tiện giao thông cơ giới (đặc biệt là xe mô tô, xe máy) nhất là ở các đô thị đã gây nên nhiều hậu quả phức tạp về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

- Chậm ban hành các văn bản thực hiện luật giao thông đường bộ. Mặc dù luật giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/09/2008 nhưng tốc độ xây dựng các văn bản pháp quy này rất chậm. Một số văn bản ra ngay sau khi có luật nhưng chất lượng lại không đảm bảo gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.

- Buông lỏng quản lý trật tự, kỷ cương giao thông lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành pháp luật thiếu hiệu lực.

- Chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền ở phường, xã chưa thật sự quan tâm, kiên quyết thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều tiêu cực nhất là trong lĩnh vực sát hạch cấp giấy phép lái xe, kiểm định phương tiện cơ giới và cả trong việc xử lý vi phạm pháp luật làm giảm sút lòng tin trong nhân dân.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa tốt; chưa huy động được sức mạnh của toàn xã hội tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2.2 Ý thức pháp luật của người tham gia giao thông và giữ gìn trật tự giao thông đường bộ còn quá kém. thông đường bộ còn quá kém.

Trình độ dân trí đại đa số còn quá thấp, chưa thích ứng được môi trường phát triển, cơ giới hóa, không tuân theo nguyên tắc luật lệ đi đường nên ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông hiện nay rất kém, đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông tăng đột biến. Đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai thành phố lớn của cả nước, vấn đề ý thức của người dân đang trở thành thực trạng đáng báo động. Lâu nay, khi đề cập đến ý thức của người tham gia giao thông, các cơ quan chức năng thường đưa ra nhận định khá nhẹ nhàng: “Ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông đường bộ còn hạn chế”. Song lần này, tại Nghị quyết số 32 (ngày 29/06/2007). Chính phủ đã chỉ rõ: “Ý thức chấp hành trật tự an toàn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm…”

Những hình ảnh người tham gia giao thông cố tình vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lấn tuyến, tìm mọi cách chèn lách để vượt lên phương tiện khác… diễn ra hầu hết ở mọi tuyến đường, giao lộ. Một bộ phận người trong khi với công việc lại rất ề à, chậm chạp, nhúc nhích từng tí cho hết ngày hết buổi thì mỗi khi ra đường, các phương tiện lại đua nhau lao lên, chen lấn từng bước.

2.3 Do cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Thời gian qua, hệ thống giao thông trên địa bàn cả nước đã không ngừng được nâng cấp và xây mới. Rất nhiều tuyến đường từ các nguồn vốn như ODA, ngân sách phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước đã được triển khai. Tuy nhiên, hầu hết các tuyến đường bộ nước ta vẫn chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về độ nghiêng, độ bám dính mặt đường, độ phẳng, tầm nhìn…

Đơn cử trên các tuyến quốc lộ, đặc biệt qua các đoạn đường đèo, núi do có lực ly tâm lớn nên các phương tiện có xu hướng nghiêng và lật ra phía ngoài theo chiều hướng của lực ly tâm nên mặt đường cũng phải nghiêng (nghĩa là mặt đường phía ngoài cao hơn mặt đường phía trong) để đảm bảo cho dãy bánh phía ngoài được tiếp xúc với mặt đường để xe không bị văng ra ngoài, nhưng đường của chúng ta thì làm ngược lại.

Mặt đường theo tiêu chuẩn quốc tế là luôn phải có độ bám dính và ma sát tốt giữa mặt đường với lốp, mặt đường có các khe xốp thoát nước tốt để phương tiện không bị trượt trên mặt đường khi trời mưa hoặc bị trượt khi phanh, còn đường của chúng ta do sử dụng nhựa, đá dâm không đảm bảo tiêu chuẩn nền mặt đường luôn quá nhẵn, trơn trượt do vậy phương tiện dễ bị trượt khi trời mưa hoặc không an toàn khi phanh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông do người lái phương tiện không làm chủ được vô lăng và tiêu tốn nhiều nhiên liệu do lực ma sát trượt gây nên khi xe vận hành trên đường. Mặt đường không phẳng làm cho xe bị lắc khi vận hành trên đường.

Nhiều cây cầu trên các tuyến quốc lộ đã và đang xuống cấp trầm trọng nhưng không được sửa chữa hoặc sửa chữa không đến nơi đến chốn (sửa chữa chấp vá). Chưa kể đến những cây cầu từ thời Pháp thuộc đến giờ vẫn hàng ngày “gòng gánh” phương tiện tham gia giao thông mặc dù nó đã bị xuống cấp trầm trọng.

Tầm nhìn nhiều nơi bị coi là hạn chế hoặc cua không hợp lý đã tạo nên nhiều điểm đen thường xảy ra tai nạn giao thông. Hầu hết các tuyến đường, cầu cống trên đất nước ta

kể cả những tuyến đường được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay ODA đều chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và nhanh xuống cấp đến mức báo động bởi tệ nạn tiêu cực trong ngành giao thông vận tải bấy lâu đã làm nhức nhối và đau đầu các nhà cho vay vốn.

Thêm vào đó, hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo chỉ dẫn giao thông hiện nay không được thiết kế thi công đồng bộ, hệ thống cọc tiêu, biển báo rất thiếu và hết sức lộn xộn không theo một tiêu chuẩn nào cũng là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Chính những yếu kém đó kéo theo công tác đảm bảo an toàn giao thông và kéo giảm tai nạn giao thông ở nước ta trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn.

2.4 Do phương tiện tham gia giao thông

Có thể nói chưa nơi nào trên thế giới có phương tiện tham gia giao thông phong phú và đa dạng như ở Việt Nam, đủ các loại xe tham gia giao thông ngoài đường phố, từ các loại xe chính hãng có kết cấu kỹ thuật cho đến các xe tự chế của người dân (xe lôi, xe ba gạt,…), thậm chí có xe do gia súc kéo (xe bò, xe ngựa,…). Số lượng xe máy bình quân trên đầu người đông nhất trên thế giới, trên 27 triệu xe máy. Trong đó có rất nhiều xe đã quá hạn sử dụng vẫn còn lưu thông không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật (như thiếu kính chiếu hậu, phanh an toàn không còn đảm bảo…), nhiều xe máy, xe mô tô bị người sử dụng sấy nòng, việc kiểm tra bảo trì các loại xe mô tô, xe gắn máy không được thường xuyên, điều này rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Số lượng ô tô, xe tải trong những năm gần đây tăng vọt nhanh chóng do nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên vẫn còn những xe quá hạn sử dụng vẫn còn lưu thông trên đường.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp Đề tài Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự VIệt Nam thực trạng và giải pháp trên địa bàn huyện mộ đức tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 27)