Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khô

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 52 - 54)

có ý nghĩa về mặt toán học, ở công thức V cho năng suất cao nhất so với 2 công thức còn lại. Năng suất thực thu tương tương ứng 3 công thức III, IV, V là: 12,26; 12,13 và 12,41 tấn/ha. Qua bảng số liệu trên còn cho thấy được năng suất thực thu ở công thức I, II, III cao hơn so với năng suất lý thuyết. Điều này chứng tỏ ngoài các yếu tố chăm sóc, biện pháp kỹ thật, điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu) ... thì việc sử dụng các loại phân bón qua lá còn góp phần vào quá trình tăng năng suất của cây trồng. Tuy nhiên xét về lợi ích kinh tế khi sử dụng phân bón Đầu trâu 502 sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với dùng phân bón qua lá MĐ 101 và Demax. Khuyến cáo nên dùng phân bón Đầu trâu 502. Như vậy: Công thức I (Phun phân bón Đầu trâu 502) với liều lượng phun 20 lít/sào cho năng suất thực thu và năng suất lý thuyết là cao nhất với NSLT đạt 17,68 tấn/ha và NSTT đạt 14,92 tấn/ha.

3.2.8. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chấtkhô khô

Sản phẩm cây cỏ ngọt sử dụng chủ yếu là sản phẩm khô, do vậy khả năng tích lũy chất khô trong cây là chỉ tiêu quan trọng góp phần tăng năng suất tổng số cho cây. Tích lũy chất khô càng lớn càng có lợi cho sản xuất. Tiến hành cân đo thu được kết quả sau:

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tích lũy chất khô

Công thức Khối lượng tươi (g/cây)

Khối lượng khô (g/cây) Tỷ lệ khô/tươi (%) I 160,75 21,57 13,41a II 148,30 19,12 12,89b III 138,21 18,14 13,12a IV 139,03 18,17 13,07a V 140,39 17,97 12,8b LSD0.05 0.51 CV% 4,7

(Trong phạm vi cột, các chữ cái khác nhau biểu thị mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê với p<0,05)

Tỷ lệ khô/tươi của các công thức thí nghiệm dao động từ 12,8 ÷ 13,41%, trong đó công thức I (Phun phân bón Đầu trâu 502) đạt tỷ lệ khô/tươi cao nhất với 13,41%, thấp nhất là công thức V (Đối chứng không phun) với 12,8%. Xét về mặt thống kê tỷ lệ khô/tươi của công thức I và công thức III, IV không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (α = 0,05), nhưng xét về toán học thì công thức I (Phun phân bón Đầu trâu 502) có tỷ lệ chất khô cao nhất so với 2 công thức còn lại. Công thức II (Phun phân bón lá MĐ 101) và công thức V (Đối chứng không phun) với tỷ lệ 12,89 và 12,8% thấp nhất trong các công thức thí nghiệm và giữa chúng không có sự sai khác về mặt thống kê.

Như vậy: Quá trình sử dụng các loại phân bón qua lá khác nhau thì ảnh hưởng tới khả năng tích lũy chất khô khác nhau. Xét về thống kê sinh học giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Tỷ lệ chất khô/tươi dao động từ 12,8 ÷ 13,41%. Trong đó, tỷ lệ chất khô/tươi cao nhất là công thức I (Phun phân bón lá Đầu trâu 502) với 13,41% và thấp nhất là công thức V (Đối chứng không phun) với 12,8%.

Kết quả trên cho ta thấy quá trình sử dụng đúng và phù hợp các loại phân bón qua lá sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Kết luận chung : Từ những kết quả trên cho thấy công thức I dùng phân bón lá Đầu trâu 502 với mức phun 20 lít/sào cây sinh trưởng, phát triển

tốt, năng suất cao và tỷ lệ bệnh thấp; Chiều cao cây đạt 48,36 cm; chiều dài cành cấp 1 đạt 44,6 cm; số cành cấp 1 đạt 4,73 cành; số lá/cành cấp 1 đạt 25,46 lá/cành; tổng số lá/cây đạt 483,47 lá và tỷ lệ bệnh đạt 6,67%.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 52 - 54)