Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất cây cỏ ngọt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 50 - 52)

Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp tất cả các quá trình hoạt động trao đổi chất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vào cây trồng dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và khí hậu. Năng suất cây trồng được thể hiện thông qua năng suất cá thể (NSCT), năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT).

Theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất giống cỏ ngọt minota 3. Kết quả thu được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến năng suất

Công thức Năng suất cá thể (g/cây)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

I 160,75a 17,68 14,92a

II 148,30b 16,31 13,44a

III 138,21b 15,20 12,26b

IV 139,03b 15,15 12,13b

V 140,39b 15,44 12,41b

LSD0.05 10,9 1,54

CV% 5,1 5,1

(Trong phạm vi cột, các chữ cái khác nhau biểu thị mức độ sai khác có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

Hình 3.8. So sánh năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Qua bảng số liệu cho thấy năng suất cá thể ở các công thức dao động từ 138,21 ÷ 160,75 g/cây. Năng suất cá thể giảm dần từ công thức I (Phun phân bón đầu trâu 502) đến công thức III (Phun phân bón Demax) và sau đó lại tăng dần lên từ công thức IV (Phun phân bón giàu Poli) đến công thức V (Đối chứng không phun). Giữa công thức I và các công thức còn lại có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, năng suất cá thể cao nhất là ở công thức I với năng suất cá thể là 160,75 g/cây và thấp nhất là ở công thức III với mức 138,21 g/cây.

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của một giống. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi năng suất cá thể. Với điều kiện sản xuất thực

tế, ở các loại phân bón qua lá khác nhau thì năng suất lý thuyết biến động từ 15,15 ÷ 17,68 tấn/ha. Qua bảng 3.6 cho thấy ở công thức IV (Phun phân bón Poli) thì năng suất lý thuyết là thấp nhất với năng suất là 15,15 tấn/ha và cao nhất ở công thức I với năng suất là 17,68 tấn/ha và sự chênh lệch giữa 2 công thức I và công thức III là lớn nhất với mức chênh lệch là 2,53 tấn/ha.

Năng suất thực thu là lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu dao động từ 12,13 ÷ 14,92 tấn/ha, trong đó công thức I là công thức đạt năng suất thực thu lớn nhất với 14,92 tấn/ha, công thức IV là công thức có năng suất thực thu thấp nhất với 12,13 tấn/ha. Công thức I và II có sự sai khác ý nghĩa ở mức α = 0,05 với các công thức còn lại và đạt năng suất tương ứng là 14,92 và 13,44 tấn/ha. Xét về mặt thống kê sinh học các công thức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 50 - 52)