Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh qua các công thức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 47 - 50)

Trên thực tế khi tiến hành thí nghiệm trong quá trình theo dõi cây, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các cây biểu hiện bị bệnh khi dùng phân bón qua lá. Cụ thể như sau:

Điều tra sâu bệnh hại định kỳ 20 ngày/lần, mỗi công thức điều tra 1 điểm, mỗi điểm điều tra 5 cây và nhắc lại 3 lần => mỗi công thức điều tra 15 cây. Thời gian bắt đầu điều tra từ ngày 20/10 và kết thúc vào ngày 20/12. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh của giống Minota 3 dưới ảnh hưởng của các loại phân bón lá thu được kết quả ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến số cây bị bệnh

Công thức Ngày điều tra

I II III IV V 20/10 0 0 0 0 0 10/11 0 1 1 2 0 30/11 0 1 2 2 1 20/12 1 2 2 3 1 48

Hình 3.6. Mức độ cây bị bệnh ở các công thức thí nghiệm

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến tỷ lệ bệnh

Công thức Ngày điều tra

I II III IV V 20/10 0 0 0 0 0 10/11 0 6,67% 0 13,33% 6,67% 30/11 0 6,67% 6,67% 13,33% 13,33% 20/12 6,67 % 13,33% 6,67% 20% 13,33% 49

Hình 3.7. So sánh tỷ lệ bệnh ở các công thức

Nhận xét: Qua điều tra cho thấy ở công thức I tỷ lệ bệnh thấp nhất, qua 4 lần điều tra chỉ xuất hiện 1 lần ở mức 6,67%. Công thức bị bệnh nặng nhất là công thức IV, với 3 lần xuất hiện trong 4 lần điều tra, tỷ lệ bệnh cao nhất đạt 20%. Nguyên nhân do phân bón lá công thức IV (phân bón lá Poli) chứa nhiều Kali nên làm cháy lá, khả năng tổng hợp chất hữu cơ thấp, cây sinh trưởng phát triển chậm, sức chống chịu kém dẫn đến dễ bị nhiễm bệnh.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống cỏ ngọt Minota 3 trên đất cát pha tại xã Nghi Kim Nghi Lộc Nghệ An (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w