Nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thủy sản đến năm 2010 của các tỉnh ven biển được thể hiện ở Bảng 4.17.
Bảng 4.17: Nhu cầu nhân lực đến năm 2010 của các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An
Lĩnh vực Sau đại học Đại học Trung cấp Tổng
KTTS 8 17 – 25
NTTS 29 135 200 364
CBTS 7 104 300 411
Tổng 44 316 500 800
Nguồn: Sở thủy sản các tỉnh : Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang (2006); Chi cục thủy sản: Tiền Giang, Long An (2006)
Đối với việc dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, thực chất trong quản lý hành chánh không buộc qui chuẩn có bao nhiêu Tiến sĩ, Thạc sĩ, Kỹ sư và hiện tại trong các Sở, các Chi cục Thủy Sản đã có những cán bộ có chuyên ngành đúng yêu cầu của cơ quan và thường những người này được đưa đi tập huấn nâng cao trình độ để sử dụng những công nghệ mới. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm nguồn nhân lực cho ngành chủ yếu dựa vào khối lượng công việc, kế hoạch phát triển của địa phương, nhiệm vụ được phân công, năng lực hiện có và độ tuổi lao động của cán bộ để tránh tình trạng một người kiêm nhiệm nhiều công việc một lúc đẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó, do nghề thủy sản trong dân phát triển mạnh cũng dẫn đến tình trạng thiếu kỹ sư chuyên ngành. Để đảm bảo được sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trong tương lai thì Bộ Giáo Dục và Bộ Thủy Sản phải phối hợp với nhau đào tạo lực lượng cán bộ có trình độ kỹ thuật cao và cán bộ quản lý đầu ngành và lực lượng công nhân lành nghề không chỉ cung cấp cho các tỉnh ven biển ĐBSCL mà còn là lực lượng hùng hậu cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa và toàn cầu hoá.
Trên nhu cầu đó ta ước lượng nhu cầu đào tạo hàng năm của Khoa Thủy Sản–Trường Đại học Cần Thơ cho các tỉnh ven biển. Bảng 4.17 cho thấy trung bình một tỉnh đến năm 2010 cần bổ sung về số lượng là: sau đại học 9 người, đại học 63 người, trung cấp 100 người.
Bảng 4.18: Nhu cầu đào tạo hàng năm của Khoa Thủy Sản–Trường Đại học Cần Thơ
Sau đại học Đại học Trung cấp Tổng
Khai thác 3 7 0 10
Nuôi trồng 12 54 80 146
Chế biến 3 42 120 165
Tổng 18 103 200 321
Trường Đại học Cần Thơ cần đào tạo hàng năm cho 3 ngành Khai thác, Nuôi trồng, Chế biến: sau đại học 18 người, đại học 103 người, trung cấp 200 người.
Theo các cuộc tiếp xúc với cựu sinh viên thì hầu hết các kỹ sư ra trường còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, khả năng giao tiếp hạn chế và trình độ ngoại ngữ kém. Do đó ngoài những kiến thức chuyên môn thì Khoa Thủy Sản và ĐHCT nên trang bị thêm những kiến thức bổ trợ nhằm giúp sinh viên có được những kỹ năng cần thiết cho công việc khi tốt nghiệp. Việc tăng cường liên kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy vậy, cũng cần lưu ý tới kinh phí và khả năng phải tăng học phí. Dùng phương pháp ma trận SWOT, phương pháp này dựa trên cơ sở phân tích và kết hợp những điểm mạnh điểm yếu cơ hội và đe dọa nhằm tìm ra giải pháp cụ thể về việc đào tạo kỹ sư thủy sản cho KTS-ĐHCT
Bảng 4.19: Ma trận SWOT đối với việc đào tạo cán bộ kỹ thuật ngành NTTS
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Số lượng đào tạo có xu hướng tăng dần.
- Chất lượng ngày càng nâng cao.
- Sức hấp dẫn của ngành càng cao.
- Trình độ văn hoá của khu vực đang dần được cải thiện và nâng cao.
- Còn yếu về quản lý kinh tế & kỹ thuật.
- Phương pháp chuyển giao kỹ thuật thấp.
- Thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.
- Hiểu biết về phòng, trị bệnh trên các đối tượng nuôi còn thấp
Cơ hội (O) Chiến lược S + O Chiến lược W + O
- Chính sách ưu tiên phát triển thuỷ sản của Đảng và Nhà nước.
- Chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho cán bộ đi học của các địa phương.
- Khả năng đào tạo tăng dần (người, phương tiện, cơ sở đào tạo).
- Đòi hỏi của thực tế, nhiều chứng chỉ đòi hỏi kèm theo - Dịch bệnh từ các ngành chăn nuôi khác
- Mở rộng qui mô đào tạo, ngành đào tạo, cấp đào tạo - Nâng cấp bậc đào tạo. - Chất lượng đào tạo đảm bảo yêu cầu phát triển của vùng.
- Có chính sách quy hoạch và sử dụng nguồn lực đúng đắn.
- Đào tạo, tập huấn về QL kinh tế & kỹ thuật
- Mở rộng đào tạo, nâng cấp bậc đào tạo.
- Tăng cường công tác khuyên ngư (người & phương tiện)
- Quan hệ mật thiết với các viện, trường
Đe dọa (T) CChhiiếnếnllưượcợcSS++TT CChhiiếnếnllưượcợcWW++TT
- Chảy máu chất xám (nước ngoài, các công ty nước ngoài, các khu vực khác trong nước)
- Yêu cầu chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng và nước nhập khẩu => trình độ sản xuất, trình độ quản lý - Tính cạnh tranh cao
- Đảm bảo tính cân đối hợp lý về nhu cầu đào tạo.
- Quy hoạch phát triển ở quy mô hợp lý.
- Đào tạo thêm các ngành học mới xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
- Cải tiến chương trình
- Tổ chức tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật, bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh cho cán bộ cơ sở & nhân dân.
- Đào tạo lao động có chất lượng tốt.
- Quản lý tốt các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ