Hiện trạng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu thực trạng nhân lực về kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 39)

Qua những cuộc phỏng vấn, tiếp xúc với cựu sinh viên và sinh viên năm cuối cho thấy nguyện vọng phục vụ cho ngành và có tâm quyêt với ngành nghề mà họ theo đuổi chiếm tỉ lệ khá cao là nguyện vọng phục vụ trong các cơ quan quản lý nhà nước về ngành thủy sản hoặc các ngành có liên quan đến thủy sản (SVNC là 56,25%, CSV là 42,86%).

Bảng 4.13: Công việc ưa thích của các sinh viên thủy sản sau khi ra trường

SVNC CSV

Lĩnh vực làm việc n % n %

(1) Các cơ quan quản lý nhà nước về ngành

thủy sản hoặc liên quan đến thủy sản 32 56,3 27 42,9

(2) Các doanh nghiệp thủy sản hay liên quan

đến thủy sản 28 37,5 17 27

(3) Nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến thủy sản 13 21,9 15 23,8 (4) Các cơ quan quản lý nhà nước không

liên quan đến thủy sản 6 18,8

(5) Các doanh nghiệp không liên quan đến thủy sản 6 18,8 Không ai trong số cựu sinh viên có ước nguyện phục vụ trái ngành vì họ muốn tạo sự ổn định và vững chắc cho công việc và có điều kiện học hành thêm cũng như cơ hội thăng tiến. Ngược lại, ý kiến mong muốn làm việc ở các doanh nghiệp hay cơ quan quản lý không liên quan đến thủy sản tập trung chủ yếu ở nhóm sinh viên năm cuối vì họ còn trẻ, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

muốn va chạm nhiều để không ngừng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, hơn nữa là cơ hội khẳng định bản thân và mong có thu nhập phải phù hợp với chi phí mà họ đã sử dụng trong quá trình học tập.

Bảng 4.14: Quan điểm đối với công việc sau khi ra trường của sinh viên năm cuối Tiền lương

và thu nhập Điều kiện làm việc Điều kiện học hành thăng tiến Cơ hội Mức độ

n % n % n % n %

Rất quan trọng 34 54 37 58,7 29 46,0 24 38,1

Quan trọng 29 46,0 18 28,6 24 38,1 27 42,9

Bình thường 8 12,7 10 15,9 12 19,1

Bảng 4.14 cho thấy sinh viên năm cuối rất quan tâm đến vấn đề tiền lương và thu nhập (mức độ quan trọng và rất quan trọng chiếm 100%). Kết quả điều tra chi phí mà sinh viên đầu tư hàng tháng khoảng 500–600 ngàn trong khi đó thì mức lương cơ bản chưa thật sự bù đắp được khoảng chi phí mà họ đã sử dụngnó thể hiện rõ ở Bảng 4.15.

Bảng 4.15: Bảng tiền lương của các cựu SV đang làm việc với các ngành nghề và chức vụ khác nhau

Cấp bậc– Chức vụ Tổng số tiền lương(bao gồm phụ cấp và sau khi trừđi các khoản khác ) Giám đốc 1.354.080 Phó giám đốc 1.288.980 Trưởng phòng HC–TH 1.256.430 Phó phòng HC–TH 1.116.465 Cán sự– phòng HC–TH 1.414.037 Trưởng phòng khuyến ngư 1.149.015 Phó phòng khuyến ngư 794.220 CB kỹ thuật–phòng KN 761.670–869.085 Trưởng phòng kỹ thuật 826.770 Phó phòng kỹ thuật 901.635 Trưởng phòng CN giống 1.256.430 PP CN giống 901.635–794.220 CBKT–phòng CN giống 869.085–976.500 CBKT–phòng KT 737.919–690.060 CB tổng hợp– phòng HC–TH 737.919 Nhân viên đánh máy–phòng HC 556.500

Kết quả điều tra về tình hình tiền lương của cán bộ đang làm việc trong ngành thủy sản cho thấy mức lương chưa hợp lý, chưa đảm bảo đời sống cho người làm công ăn lương. Dẫn đến tình trạng họ chưa chuyên tâm làm việc, chưa phát huy khả năng sáng tạo để phục vụ cho ngành. Vì vậy, việc điều chỉnh chính sách tiền lương hợp lý phải được thực hiện nhanh chóng kết hợp với việc tổ chúc lại bộ máy nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả công việc của từng cá nhân.

Số liệu thu được từ 5 tỉnh: Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cho thấy lực lượng cán bộ hiện có trong lĩnh vực thủy sản của các tỉnh được thể hiện trên tất cả các cấp học, ngành học.

Bảng 4.16: Lực lượng cán bộ thủy sản hiện có và đang hoạt động trong lĩnh vực thủy sản

Lĩnh vực Sau đại học Đại học Trung cấp Tổng

KTTS – 41 9 50

NTTS 2 77 23 102

CBTS – 13 2 15

Tổng 2 131 34 167

Nguồn: Sở Thủy Sản các tỉnh : Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang (2006); Chi cục Thủy Sản: Tiền Giang, Long An (2006)

Số liệu ở Bảng 4.16 chỉ ra rằng sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ khá cao ở các tỉnh ven biển (61,08%) còn ngành khai thác chỉ chiếm khoảng 50% của ngành nuôi ở các tỉnh ven biển. Điều này cho thấy ngành khai thác chưa thật sự phát triển phù hợp với tiềm năng của vùng. Do ngành xuất khẩu dựa chủ yếu trên nguồn nguyên liệu xuất phát từ nuôi trồng nên ngành khai thác kém phát triển hơn.

Một phần của tài liệu thực trạng nhân lực về kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)