Đánh giá chương trình đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ

Một phần của tài liệu thực trạng nhân lực về kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Bảng 4.5: Đánh giá về chương trình học

Sinh viên năm cuối (63 phiếu) Cựu sinh viên

(63 phiếu) Khai thác Nuôi trồng

N % Tổng % n % n % Nặng về lý thuyết 36 57,14 50,79 17 53,13 15 48,39 Nặng về thực hành – – 3,17 – – 2 6,45 Nặng về môn cơ bản 41 65,08 49,2 15 46,88 16 51,61 Nặng về môn cơ sở ngành 3 4,76 3,17 1 3,13 1 3,2 Nặng về môn chuyên ngành 1 1,59 11,11 1 3,13 6 19,35 Nhẹ về môn cơ sở ngành – – 15,87 10 31,25 – –

Theo ý kiến của cựu sinh viên thì chưong trình khá nặng về các môn cơ bản chẳng hạn như các môn chính trị–xã hội và ý kiến này có tỷ lệ rất cao (65,08%) dẫn đến nặng về đào tạo lý thuyết (57,14%).

4,76 0 65,08 0 57,14 1,59 Nặng về lý thuyết Nặng về thực hành Nặng về môn cơ bản Nặng về môn cơ sở ngành Nặng về môn chuyên ngành Nhẹ về môn cơ sở ngành Hình 4.1: Đánh giá về chương trình học của cựu sinh viên

Cũng có những đánh giá tương tự như cựu sinh viên, sinh viên năm cuối cho rằng chương trình nặng về lý thuyết (50,79%) và các môn cơ bản (49,2%). Một số sinh viên năm cuối ngành Khai thác thủy sản cho là nhẹ về các môn cơ sở ngành (15,87%) chưa đủ kiến thức làm nền tảng cho chuyên ngành.

3,17 49,2 3,17 11,11 15,87 50,79 Nặng về lý thuyết Nặng về thực hành Nặng về môn cơ bản Nặng về môn cơ sở ngành Nặng về môn chuyên ngành Nhẹ về môn cơ sở ngành Hình 4.2: Đánh giá về chương trình học của sinh viên năm cuối

Tỉ lệ hai lĩnh vực này khá cao và trung bình đều lớn hơn 50%. Do đó chương trình giáo dục đào tạo cần được quan tâm cải tiến về nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của sinh viên. Cần phải kết hợp cân đối giữa lý thuyết và thực hành và nhà trường cần điều chỉnh chương trình đào tạo ngày càng hoàn thiện và phù hợp thực tiễn hơn.

Bảng 4.6: Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành học đối với sinh viên thủy sản Trường Đại học Cần Thơ

Sinh viên năm cuối (63 phiếu) Cựu sinh viên

(63 phiếu) Khai thác Nuôi trồng Mức độ N % Tổng % n % n % Bình thường 30 47,6 41,3 14 43,8 12 38,7 Hấp dẫn 29 46,0 31,7 10 31,3 10 32,2 Rất hấp dẫn 4 6,4 12,7 3 12,5 4 12,9 Không hấp dẫn – 12,7 3 9,4 5 16,1 Không hấp dẫn về mọi mặt – 1,5 1 3,1

Đối với các sinh viên đã và đang theo học ngành thủy sản tại Trường Đại học Cần Thơ đều đánh giá chương trình học hấp dẫn với tỉ lệ rất cao từ ngành Nuôi trồng–Khai thác

47,6 0 0 6,4 46 Bình thường Hấp dẫn Rất hấp dẫn Không hấp dẫn Không hấp dẫn về mọi mặt

Hình 4.3: Mức độ hấp dẫn về chương trình học ngành thủy sản theo đánh giá của cựu sinh viên

Cựu sinh viên và sinh viên năm cuối cho rằng mức độ hấp dẫn và rất hấp dẫn khá cao chiếm 52% và 44,14% điều này chứng tỏ chương trình đào tạo ngành thủy sản của trường có thể chấp nhận được.

41,3 31,7 12,7 12,7 1,5 Bình thường Hấp dẫn Rất hấp dẫn Không hấp dẫn Không hấp dẫn về mọi mặt

Hình 4.4: Mức độ hấp dẫn về chương trình học ngành thủy sản theo đánh giá của sinh viên năm cuối

Tuy là bị đánh giá là nặng về lý thuyết và các môn cơ bản nhưng lại hấp dẫn họ ở chuyên môn và chỉ có một ý kiến là không hấp dẫn về mọi mặt chiếm 1,58% của sinh viên năm cuối ngành khai thác. Điều này cũng dễ hiểu vì ngành này mới mở lại sau nhiều năm ngưng đào tạo, nhận thức của người muốn vào ngành này còn rất hạn chế bởi vì họ chưa thật sự hiểu về ngành nghề này và khá mới mẻ làm cho sinh viên khó định hướng cách tiếp cận chương trình và lí do mà họ đưa ra nhiều nhất khi chọn ngành Khai thác thủy sản là không biết thi ngành nào khác chiếm 40.63%. Do đó khoa, sinh viên trong ngành cũng phải tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để cho những người ham thích ngành thủy sản hiểu thật thấu đáo về cơ sở chuyên ngành mà từ đó chúng ta sẽ có nguồn đào tạo hợp lý. Ngành thủy sản không riêng gì ĐBSCL chiếm một vị trí rất quan trọng nó không những góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở khu vực góp phần nâng cao mức sống cộng đồng mà nó còn giúp ngành kinh tế đất nước có những bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn lên trở thành 1 trong 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Nguồn thủy sản xuất khẩu chủ yếu là nuôi trồng và khai thác, nếu chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà khai thác nguồn lợi tự nhiên không theo qui hoạch dẫn đến tình trạng tự hủy diệt tiềm năng của đất nước, ảnh hưởng lâu dài đến ngành và việc phát triển ngành không thật sự bền vững. Do đó cán bộ, kỹ sư thủy sản được đào tạo phải nắm vững khối kiến thức từ cơ bản đến cơ sở để vận dụng một cách đúng đắn vào chuyên ngành.

Đối với cựu sinh viên về việc giảng dạy các môn cơ bản được đánh giá ở mức độ trung bình (6,.49%) và khá tốt cho môn cơ sở ngành (47,62%) và chuyên ngành (49,21%) Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.7: Đánh giá về việc giảng dạy các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành của cựu sinh viên

Cơ bản Cơ sở ngành Chuyên ngành Mức độ

n % n % n %

Rất xa mới đáp ứng được yêu cầu

Chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu 6 9,52 3 4,76 2 3,17

Trung bình 40 63,49 28 44,44 30 47,6

Khá tốt 10 26,98 26 41,27 27 42,86

Rất tốt 4 6,35 4 6,35

Bảng 4.8: Đánh giá về việc giảng dạy các môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành của sinh viên năm cuối

Cơ bản Cơ sở ngành Chuyên ngành Mức độ

n % n % n %

Rất xa mới đáp ứng được yêu cầu 4 6,35 – – – –

Chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu 8 12,7 11 17,46 2 3,17

Trung bình 39 61,9 40 63,49 14 22,22

Khá tốt 11 17,46 12 19,05 39 61,9

Rất tốt 1 1,59 – – 8 12,7

Từ 2 Bảng trên cho thấy các môn cơ bản chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của sinh viên và có hơn 50% yêu cầu điều chỉnh môn cơ bản: nên giảm bớt số tiết hoặc số môn học ít hoặc không liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành được đánh giá khá tốt từ cựu sinh viên và sinh viên năm cuối. Đây là 2 lĩnh vực được đánh giá là phù hợp với nguyện vọng và đáp ứng được nhu cầu thực tế do đó nhà trường cần duy trì, củng cố và không ngừng hoàn thiện để các môn này ngày càng đạt hiệu quả ngày càng cao. Họ khá hài lòng về chương trình đào tạo của Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ nhưng bên cạnh đó tỉ lệ không hài lòng về môn chuyên ngành là 3,17%. Tuy là khá nhỏ nhưng không thể bỏ qua mà cần cố gắng khắc phục để hoàn thiện dần việc giảng dạy để đưa Khoa Thủy Sản của Đại học Cần Thơ ngày càng tiến bộ và càng hấp dẫn phù hợp với thực tiễn đào tạo.

4.2.2 Những kiến nghị cải thiện chương trình của sinh viên năm cuối và cựu sinh viên trường Đại học Cần Thơ

Thực tế khảo sát ta thấy được những kiến nghị của cựu sinh viên và sinh viên năm cuối của khoa đã có một số thay đổi so với nghiên cứu trước đây. Nhưng một số kiến nghị của Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

cựu sinh viên vẫn còn tồn tại ở nhóm sinh viên năm cuối. Đa số đều cho rằng việc giảm tiết hoặc giảm số môn không liên quan là cần thiết để rút ngắn thời gian đào tạo hoặc thay vào đó là việc tăng thời gian tiếp xúc với thực tế của ngành họ theo học qua đó nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi khi phỏng vấn.

Bảng 4.9: Kiến nghị của cựu sinh viên và sinh viên năm cuối ngành thủy sản trường Đại học Cần Thơ

Cựu sinh viên Sinh viên năm cuối

Khai thác Nuôi trồng

n % Tổng %

n % n %

Ý kiến cải thiện môn cơ bản

Giảm tiết hoặc môn không liên quan 23 36,5 41,3 15 46,9 11 35,0

Nặng về lý thuyết 30,2 15 46,9 4 15,0

Rút ngắn thời gian học môn cơ bản 14,3 9 28,1

Giảng dạy xoay quanh vấn đề có liên quan đến ngành học 19 30,2 9,5 6 19,0

Cần ví dụ thực tế nhiều hơn 9,5 6 18,8

Lý thuyết ngắn, gọn, nhẹ 30 47,6 7,9 5 15,6

Giảm lý thuyết 16 25,4 7,9 5 16,0

Tạo ra không khí sôi động trong học tập 6,4 4 12,5

Giảm còn một năm để đi sâu vào chuyên ngành 24 38,1 6,4 4 13,0

Cần nhiệt tình trong giảng dạy 7 11,1 4,8 2 6,3 1 2,9

Tài liệu cần chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật 3,2 2 6,3

Nên học môn cơ bản 1,6 1 3,1

Ý kiến cải thiện môn cơ sở ngành

Cho sinh viên học theo phương pháp tư duy, sáng tạo 23 36,51 33,33 5 15,63 16 51,0

Tăng thời gian thực tế 25 39,68 28,57 10 31,25 8 26,0

Rút ngắn lý thuyết 23,81 15 46,88

Thêm một số môn liên quan đến chuyên ngành 16 25,40 12,70 3 9,38 5 16,0

Giảng dạy nhiệt tình 11,11 7 21,88

Xây dựng thêm khu thực tập 19 30,16 11,11 7 23,0

Tăng một số môn cơ bản làm tiền đề cho chuyên ngành 28 44,44 9,52 1 3,13 5 16,0

Giới thiệu tài liệu tiếng Việt cho sinh viên tham khảo 4,76 3 9,38

Soạn lại tài liệu và cập nhật thêm thông tin 23 36,51 4,76 3 9,7

Kết hợp lý thuyết và thực hành 3,17 2 6,25

Ý kiến cải thiện môn chuyên ngành

Cần thực tập thực tế nhiều 31 49,21 55,56 24 75,00 11 35,0

Tăng giáo viên 20,63 13 40,63

Nặng về lý thuyết 15,87 10 31,25

Hướng dẫn phương pháp giúp sinh viên tiếp cận thực tế và sáng tạo

25 39,68 15,87 10 32,0

Cần liên kết đào tạo và cơ quan liên ngành để xác định những nhóm kiến thức cần cho thực tế

26 41,27 15,87 10 32,0

Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành 14,29 9 28,13

Dạy theo phương pháp mới 7,94 5 15,63

Chuyên ngành phải có ứng dụng thực tế 23 36,51 7,94 5 16,0

Dạy theo thời khoá biểu, không học dồn 4,76 3 9,38

Cần học tâp theo nhóm 1,59 1 3,13

Cụ thể, ở những kiến nghị về các môn cơ bản. Việc giảm số tiết hoặc số môn không liên quan ở cựu sinh viên là 36,51% và ở sinh viên năm cuối là 41,27%. Kiến nghị này phần lớn sinh viên đều cho rằng những môn không liên quan sẽ chẳng áp dụng được vào trong kiến thức chuyên ngành của họ, nhưng nó vẫn tồn tại chứng tỏ những môn này nhằm sẽ giúp định hướng cho phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động xã hội của người sinh viên trong giai đoạn đất nước đang trên con đường hội nhập.

Về mặt nội dung, yêu cầu lý thuyết ngắn gọn hơn của cựu sinh viên là 47,62% và sinh viên năm cuối là 26,98% tập trung ở kiến nghị cuả sinh viên ngành khai thác, sự chênh lệch về tỉ lệ này chứng tỏ nội dung các môn cơ bản đã được cải thiện tốt hơn sau quá trình nghiên cứu dựa trên sự phản ánh và góp ý của sinh viên từng khóa của ngành nhưng vẫn chưa cô đọng và phù hợp với sinh viên.

Một số kiến nghị của cựu sinh viên chiếm tỉ lệ khá lớn ở khóa học đó nhưng vẫn còn là vấn đề đối với những sinh viên năm cuối trong cuộc khảo sát này: giảm còn một năm để đi sâu vào chuyên ngành của cựu sinh viên là 38,10% và sinh viên năm cuối là 22,22%; giảng dạy xoay quanh vấn đề có liên quan đến ngành học của cựu sinh viên là 30,16% và sinh viên năm cuối là 23,81%.

Những sinh viên năm cuối trong cuộc phỏng vấn này đều cho rằng khoảng thời gian đi sâu vào chuyên ngành chính là giai đoạn lý thú và quyết định những kiến thức sử dụng sau này khi ra trường. Việc giảng dạy xoay quanh vấn đề có liên quan đến ngành học đã được chú trọng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên năm cuối. Riêng đối với sinh viên ngành Khai thác thủy sản họ cho rằng việc giảng dạy về lý thuyết đối với các môn cơ bản khá nặng 46,88% và chỉ ra được sự liên quan của lý thuyết và thực tiễn thông qua việc giảm các môn không liên quan đến ngành học (46,88%) bằng cách thay vào đó là những buổi tọa đàm với các nhà doanh nghiệp trong ngành hoặc nhà tuyển dụng mà họ quan tâm ở những sinh viên của ngành khai thác hay những chuyến đi thực tế tại các bãi khai thác chiến lược của quốc gia cũng như địa phương.

Đối với ý kiến nhằm cải thiện môn cơ sở ngành họ đều cho rằng những môn cơ bản của chuyên ngành chính là nền tảng để cho họ có khả năng đi sâu vào nghiên cứu cũng như phát triển những ứng dụng, hầu hết các sinh viên đều đòi hỏi yêu cầu là tiếp xúc thực tế để họ chủ động nâng cao được kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và học tập ở cựu sinh viên là 39,68% và sinh viên năm cuối là 28,57%. Các môn cơ sở ngành hay các môn chuyên ngành đều được sinh viên các khoá đòi hỏi là “học phải đi đôi với hành”. Đây là một nhu cầu chính đáng và cần được xem xét và giải quyết một cách nhanh chóng để góp phần mang lại hiệu quả học tập cho sinh viên. Một vấn đề không kém quan trọng ở các Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

sinh viên được khảo sát là họ muốn có một phương pháp học tập và tư duy sáng tạo ở cựu sinh viên là 36,51% và sinh viên năm cuối là 33,33%. Việc này sẽ giúp ít rất nhiều cho quá trình nghiên cứu sau này của sinh viên, nó cũng là xu hướng chung của nền giáo dục hiện đại toàn cầu. Họ không muốn biến mình thành những cỗ máy chỉ biết nghe đọc và chép lại những gì được nghe. Ở đây có thể nhận thấy rằng sinh viên đã nhận thức được việc học tập là phải tự mình chọn lọc và tiếp thu kết hợp với thực hành để đúc kết được những bài học quí giá.

Các cựu sinh viên kiến nghị tăng một số môn cơ sở làm tiền đề cho chuyên ngành (44,44%) và với sinh viên năm cuối là 9,52%. Các khu thực tập từng bước được mở rộng với qui mô lớn và hiện đại nên so với kiến nghị của cựu sinh viên (30,16%) cao hơn so với tỉ lệ được kiến nghị bởi sinh viên năm cuối (11,11%). Những kiến nghị từng bước được đáp ứng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học cung như thu hút được sự chú ý của một lượng sinh viên mới lựa chọn ngành thủy sản như nghề nghiệp chính của bản thân họ. Cơ sở vật chất được cải thiện và trang bị tối tân là vấn đề rất quan trọng để tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới.

Bảng 4.10: Nhận xét về cơ sở vật chất–trang thiết bị của KTS-ĐHCT Sinh viên năm cuối

Tổng Nuôi trồng Khai thác Cựu sinh viên

Mức độ n % n % n % Rất thiếu 4,76 1 3,2 2 6,25 3 4,76 Chưa đầy đủ 36,5 12 38,7 11 34,38 14 22,22 Trung bình 53,97 15 48,3 19 59,38 32 50,79

Một phần của tài liệu thực trạng nhân lực về kỹ thuật và quản lý ngành thủy sản của các tỉnh ven biển đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)