Về doanh số cho vay:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 30)

II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG.

a. Về doanh số cho vay:

Tình hình biến động doanh số cho vay tiêu dùng theo thời hạn thể hiện qua bảng sau :

BẢNG 5: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY THEO THỜI HẠN VAY

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỉ lệ (%)

Ngắn hạn 500 1,7 560 1,42 +60 +12,00

Trung hạn 28.817 98,3 38.815 98,58 +9.998 +34,69

Tổng 29.317 100 39.375 100 +10.058 +34,30

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay tiêu dùng năm 2003 đạt 39.375 triệu đồng, tăng 10.058 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,3 % so với năm 2002. Trong đó, cho vay tiêu dùng ngắn hạn chỉ tăng 12 % ứng với số tiền là 60 triệu đồng so với năm 2002, còn cho vay trung hạn thì tăng lên 9.998 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 34,69 % so với năm 2002. Nghiệp vụ cho vay này tại ngân hàng hầu hết là cho vay trung hạn do hiện nay khách hàng phần lớn là cán bộ công chức, người lao động, trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng của mình. Cho vay ngắn hạn hiện nay chủ yếu để đáp ứng những nhu cầu đột xuất của người vay và đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá : trái phiếu, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Công thương...do xuất hiện nhu cầu chi tiêu trước khi các khoản tiết kiệm này đến hạn. Doanh số cho vay với kì hạn này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng nên doanh số cho vay thời gian qua tương đối nhỏ. Nhìn chung, doanh số cho vay tiêu dùng tăng nhanh và cho vay trung hạn chiếm một tỉ trọng lớn hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

Một khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn vay trung hạn tăng nhanh trong khi đó nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn đến

thiếu vốn để cho vay. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng cần phải có biện pháp cân đối nguồn vốn với nhu cầu vốn vay của khách hàng.

b. Về doanh số thu nợ :

BẢNG 6: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO THỜI HẠN VAY PHÂN THEO THỜI HẠN VAY

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%)

Ngắn hạn 460 2,36 530 1,82 +70 +15,21

Trung hạn 18.993 97,64 28.558 98,18 +9.565 +50,36

Tổng 19.453 100 29.088 100 +9.635 +49,53

Tiến hành song song với hoạt động cho vay là hoạt động thu nợ, ngân hàng phải thu nợ sao cho đầy đủ và đúng hạn . Để làm được điều này thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương trong công tác thu nợ, tình trạng việc làm và thu nhập của người vay vốn, việc nhắc nhở thu nợ của khách hàng của cán bộ tín dụng... Trong năm 2003, doanh số thu nợ đạt 29.088 triệu đồng tăng 9.635 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 49,53 % so với năm 2002 , chủ yếu do tăng doanh số thu nợ trung hạn. Năm 2002, doanh số thu nợ trung hạn là 18.993 triệu đồng sang năm 2003 đạt 28.558 triệu đồng, tăng 9.565 triệu đồng ứng với mức tăng là 50,36 % và chiếm 98,18 % tổng doanh số thu nợ. Do cho vay trung hạn là chủ yếu nên doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng như vậy là hợp lí. Công tác thu nợ tốt sẽ giảm tình trạng phát sinh nợ quá hạn, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn nên ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này. Để xem xét công tác thu nợ và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng thời gian qua ra sao ta ta tiến hành phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w