II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG.
c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân:
BẢNG 9: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền Tỉ lệ (%)
- Mua sắm, sữa chữa nhà ở 8.054 41,40 15.944 54,81 +7.890 +97,96 - Mua sắm phương tiện đi lại 10.248 52,68 11.679 40,15 +1.431 +13,96 - Nhu cầu đời sống khác 1.151 5,92 1.465 5,04 +314 +27,28
Tổng 19.453 100 29.088 100 +9.635 +49,53
Mỗi một mục đích vay vốn đều có khả năng hoàn trả nợ khác nhau. Qua số liệu ở bảng ( bảng 9 ) ta thấy doanh số thu nợ của mục đích sữa chữa, mua sắm nhà ở tăng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng cũng lớn nhất. Năm 2002 doanh số thu nợ chỉ đạt 8.054 triệu đồng thì sang năm 2003 lên đến 15.944 triệu đồng, tăng 7.890 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 97,76 %. Sở dĩ có điều này là do những khách hàng vay với mục đích này ngoài cán bộ, công nhân viên thì còn có những cá nhân (đại diện hộ gia đình ) vay có tài sản thế chấp với số tiền vay lớn hơn, số tiền hoàn trả ở từng kì hạn cũng nhiều hơn. Mặc khác, doanh số cho vay với mục đích này chiếm tỉ trọng lớn nhất nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỉ trọng cao như vậy cũng dễ hiểu.
Doanh số thu nợ của cho vay đáp ứng nhu cầu đời sống khác tăng lên tương đối với mức tăng tương ứng là 27,28 % nhưng do doanh số cho vay chiếm tỉ trọng nhỏ nên số tiền tăng lên chỉ 314 triệu đồng. So với hai mục đích trên thì cho vay để mua sắm phương tiện đi lại có mức tốc độ gia tăng thấp nhất, năm 2003 doanh số thu nợ đạt 11.679 triệu đồng tăng 1.431 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 13,96 %. Tuy nhiên, muốn đánh giá công tác thu nợ như vậy là tốt hay chưa ta phải đi phân tích chỉ tiêu dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân.
c. Về dư nợ bình quân và nợ quá hạn bình quân :