Bối cảnh thiết lập bảng câu hỏi và tiến hành tìm hiểu về đàn Bầu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại việt nam (Trang 110 - 112)

Việc tiến hành điều tra xã hội học về cây đàn Bầu giúp cho chúng tôi nắm bắt được sự yêu thích của quần chúng đối với cây đàn Bầu. Đồng thời, qua những góp ý của các nhạc sĩ sáng tác, giảng viên và nghệ sĩ đàn Bầu trong các cuộc phỏng vấn chúng tôi cũng khẳng định được hướng phát triển của cây đàn Bầu Việt Nam trong giai đoạn mới. Cuối cùng, chúng tôi cũng đề ra được các vấn đề trong đào tạo đàn Bầu chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp nhằm mục đích phát triển nghệ thuật biểu diễn của cây đàn.

Nhằm tìm hiểu một cách khách quan về hiện trạng đàn Bầu trong xã hội hiện nay, chúng tôi dùng thời gian một năm để triển khai các cuộc điều tra xã hội học nhỏ. Cũng do kinh phí, kinh nghiệm cá nhân có hạn, đặc biệt đối với một người nước ngoài, khó để điều tra một cách toàn diện về người nông dân ở nông thôn. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu một cách tối đa từ góc nhìn của một người nước ngoài trong khả năng có thể mặc dù bỏ qua điều tra về người nông dân ở nông thôn là một thiếu sót.

Trong khi thiết kế bảng câu hỏi này, chúng tôi tham khảo những mẫu về bảng câu hỏi điều tra xã hội học, đồng thời xin ý kiến của PGS. TS. Nguyễn Phúc Linh và NSND Nguyễn Thị Thanh Tâm, thiết kế một bảng biểu câu hỏi điều tra xã hội học về nghệ thuật đàn Bầu cho người dân, đặt tên là “Bảng câu hỏi tìm hiểu về đàn Bầu”. Sau đó, chúng tôi in ra 150 bản, tập trung phát tại một số địa điểm khoảng 6 nhóm người mang tính đại diện. Đó là các đối tượng sau:

1.Nhóm người hoạt động chuyên nghiệp: HVÂNQGVN và Học viện Âm Nhạc Huế.

diễn của Trung tâm phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam), Vườn hoa Lý Thái tổ ( đang xem chương trình biểu diễn giới thiệu bảo tồn cây đàn Bầu Việt Nam do Câu lạc bộ Hoàng Anh Tú trình diễn tại Bát giác - Trung tâm thành phố Hà Nội ).

3. Nhóm người là học sinh lứa tuổi trẻ: THPT chuyên Hà Nội Amsterdam

và THPT Nguyễn Du.

4.Nhóm người là thanh niên: Khu Làng sinh viên Hacinco, Trường Đại học

khoa học xã hội và Nhân văn.

5.Nhóm người lớn tuổi: Hội người cao tuổi quận Thanh Xuân.

6.Nhóm người đặc biệt: phòng vấn từng người một với những người nổi tiếng có liên quan đến đàn Bầu.

Trong các cuộc điều tra này, chúng tôi đã tìm ra các ngành nghề để hoàn thành câu hỏi như bác sĩ, luật sư, giảng viên, học sinh, sinh viên, người làm kinh doan, công dân, nông dân, bà nội trợ... Trong đó có rất nhiều người dân nhiệt tình tham gia điều tra và đóng góp nhiều ý kiế

ột số ít người từ chối tham gia, cũng có người hoàn thành câu hỏi nhưng không đạt yêu cầu. Cuối cùng chúng tôi chỉ chọn 100 người phù hợp yêu cầu để tiến hành điều tra, nghiên cứu.

Sau khi hoàn thành cuộc điều tra này, chúng tôi lấy tất cả các bảng câu hỏi chỉnh lý thành 4 nhóm người đề tiến hành phân tích, trong đó mỗi một nhóm người là 25 người, tổng số 100 người.

1. Nhóm lứa tuổi trẻ: Dưới 18 tuổi 2. Nhóm thanh niên: 18 - 30 tuổi 3. Nhóm trung niên: 31 - 50 tuổi

4. Nhóm người cao tuổi: từ 50 tuổi trở lên

Về việc phân nhóm này, chúng tôi vừa tham khảo về tuổi tác, vừa tham khảo về phương thức tư duy của các nhóm người. Theo quan điểm của chúng tôi, nhóm người dưới 18 tuổi tư duy còn chưa ổn định, chưa cố định về nhân sinh quan và thế giới quan, nhiều cái có thể thay đổi. Với nhóm người 18 - 30 tuổi, họ đang trong

quá trình tiến lên, được bổ sung và hoàn thiện các kiến thức, bắt đầu tham gia công việc xã hội và thành lập gia đình, nên tư duy của họ luôn dễ tiếp cận với thế giới bên ngoài. Với nhóm người 31 - 50, họ đã trải qua quá trình bất ổn và đang ổn định và tiến lên, họ phải phấn đấu nhiều với công việc xã hội và gia đình, nên luôn có những tư duy ổn định. Với nhóm người ngoài 50, dù chưa phải là người cao tuổi, nhưng mọi thứ trong cuộc sống của họ luôn yên ổn hơn các nhóm khác, tư duy của họ luôn ổn định.

Bảng điều tra này gồm 20 câu hỏi, do 3 bộ phận cấu thành:

Phần một có 10 câu, mỗi câu chỉ cho phép chọn một đáp án, nội dung câu hỏi từ nông đến sâu, chủ yếu tìm hiểu về những nhận xét cơ bàn của quần chúng về đàn Bầu.

Phần hai có 6 câu, mỗi câu được phép chọn nhiều đáp án, trong mấy câu này, chúng tôi mở rộng nội dung điều tra, chủ yếu tìm hiểu sự yêu thích của quần chúng với trào lưu âm nhạc xã hội hiện nay và những thông tin nhận xét cụ thể của họ về đàn Bầu.

Phần ba là câu hỏi trả lời đơn giản, tìm hiểu về bài bản đàn Bầu và những góp ý của đối tượng về tương lai của đàn Bầu.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại việt nam (Trang 110 - 112)