Những đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ và kỹ thuật đàn Bầu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại việt nam (Trang 30 - 33)

1.2.1.1. Đặc trưng của ngôn ngữ tiếng Việt

Để hiểu biết ngôn ngữ tiếng Việt, chúng tôi sẽ sơ lược về các yếu tố ngữ âm cấu tạo nên từng tiếng, từng chữ của ngôn ngữ tiếng Việt. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt là một cơ chế gồm các hệ thống: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu, trọng âm và ngữ điệu. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn vận (đơn âm, đơn lập) nhưng lại đa thanh, có 6 thanh điệu, được ghi bằng hình dạng và tên gọi của 6 giọng như sau:

Biểu 2:

T T

Dấu hiệu Tên gọi Chữ số Ghi chú

1 Không dấu Đoản bình thanh 5-5/3-3 Âm ngang ngắn

2 Dấu huyền (\) Tràng bình thanh 3-2/2-1 Âm đi ngang và kéo dài

3 Dấu ngã (~) Khứ thanh 3-2-5/

3-2.5-5

Âm lên cao một chút rồi xuống rồi lại lên cao

4 Dấu hỏi (?) Hối thanh 3-2-3/

2.5-1-1.5

Âm từ trên xuống dưới rồi lại lượn lên cao

5 Dấu sắc (/) Thượng thanh 4-5/2-4.5 Âm lên cao

6 Dấu nặng (·) Hạ thanh 3-1/3-2 Âm đi xuống

Ở biểu trên, chúng tôi tổng kết lại các phương pháp giải thích về thanh điệu trong các cuốn sách của một số tác giả khác nhau. Trong đó, những chữ số là căn cứ vào máy móc do âm thanh mà có được. Hình dáng, đường nét tượng trưng và sự uốn lượn độ cao thấp của các âm thanh, âm điệu có thể ghi ra bằng chữ số để biểu hiện. Ông Hoàng Kiều trong quyển “Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền” cho rằng, thanh điệu tiếng Việt được phân thành 3 loại âm vực khác nhau:

Nhóm cao có hai thanh (dấu giọng): sắc và ngã Nhóm trung chỉ có một thanh bằng ngang

Nhóm trầm có ba thanh: huyền, nặng, hỏi.[I.41.246]

1.2.1.2. Những đặc trưng cơ bản về kỹ thuật tay trái của đàn Bầu liên quan đến âm thanh tiếng Việt

Cùng với động tác gẩy tạo âm của tay phải, tay trái điều khiển cần đàn để căng lên hoặc chùng xuống sợi dây duy nhất tạo ra những cao độ khác nhau, đồng thời cũng thể hiện các ngón kỹ thuật như: rung, luyến, láy, vỗ, chạm, giật… đã tạo nên phần hồn trong diễn tấu đàn Bầu. Bởi vậy, nhiệm vụ của tay trái khi sử dụng cần đàn trong diễn tấu các bài bản truyền thống sẽ khó khăn hơn và đa dạng hơn. Nói một cách khác, nghệ thuật và các kỹ thuật tay trái chính là “phần hồn” của nghệ

thuật biểu diễn đàn Bầu. Trong đó, các kỹ thuật nhấn, rung, luyến, láy,vỗ... của đàn Bầu khiến ta liên tưởng tới âm điệu tiếng Việt của các làn điệu dân ca, điều mà tất cả các nhạc cụ mong muốn đạt tới. Về tìm hiểu một cách trức quan, dưới đây chúng tôi đã thống kê các kỹ thuật tay trái của đàn Bầu:

Biểu 3:

Diễn tấu Ký hiệu Chú giải

1 Nhấn Nhấn lên không có

ký hiệu

Kỹ thuật “nhấn” là kỹ thuật cơ bản của đàn Bầu, tay trái kéo căng dây lên hoặc chùng dây xuống cần đàn theo một đường thẳng từ phải sang trái hoặc từ trái sang phải với một lực vừa phải, cùng một lúc với tay gẩy, sẽ được một âm chuẩn quãng 2 trưởng, 3 thứ, 4 đúng và các quãng bán âm. Nhấn xuống cũng

không có ký hiệu

2 Rung Rung nhanh:

“ ”

Riêng kỹ thuật “rung” còn có nhiều loại rung khác nhau: rung nhanh, rung chậm, vừa gẩy vừa rung

và gẩy xong rung… nhưng ký hiệu chỉ có rung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhanh và rung chậm, khi tay phải gẩy, tay trái lay nhệ cần đàn cả lên và xuống sẽ tạo ra âm thanh tựa như làn sóng. Rung nhanh là do tần số rung cần đàn nhanh biên độ hẹp, rung chậm thì chậm hơn và nhẹ nhàng hơn.

Rung chậm

“ ”

3 Luyến Kỹ thuật “luyến”, gẩy ở nốt đầu tiên, sau đó không gẩy nữa, mà chỉ uốn cần đàn căng dây lên hoặc chùng dây xuống để tạo ra các nốt khác trong vòng dấu luyến.

4 Láy Kỹ thuật “láy”, dùng ngón cái và ngón trỏ của tay

trái liên tiếp làm dây căng lên và chùng xuống một quãng 2. Kỹ thuật này được sử dụng trong vòng 2

âm liền bậc làm âm thanh ngân lên thành làn sóng,

láy nhanh hay chậm tùy thuộc vào phong cách của từng bài bản.

5 Vỗ Kỹ thuật “vỗ”, dùng tay trái đập nhẹ, nhanh và dứt

khoát vào cần đàn, làm âm thanh phát ra nghe đứt đoạn tựa như tiếng nấc, diễn tả những tình cảm đau khổ, uất ức. Kỹ thuật vỗ thường được dùng trong các nốt bồi âm cơ bản và ở các âm trong thế căng hoặc chùng dây với các quãng gần.

6 Vuốt Kỹ thuật “vuốt”, phải kết hợp giữa căng dây lên và chùng dây xuống, đồng thời với việc dùng ngón cái và ngón trỏ miết vào cần đàn để cao độ được trượt qua tất cả các âm và dừng lại ở âm nốt “Đô” trên bản nhạc.

7 Giật Kỹ thuật “giật”, người chơi đàn căng dây từ nốt thấp lên nốt trên vừa đến cao độ của nốt trên thì chặn dây lại ngay tạo cảm giác đau xót, uất ức.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghệ thuật đàn bầu trong giai đoạn mới tại việt nam (Trang 30 - 33)