Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có âm hưởng biểu đạt cảm xúc, trong đó tác phẩm khí nhạc dân tộc được biến hóa thông qua diễn tấu của người nghệ
nhân, nghệ sĩ nhằm biểu đạt được hàm ý và phong thái của tác phẩm, truyền đạt nội dung, cái đẹp của nghệ thuật. Trong nghệ thuật diễn tấu, các cách thức và phương pháp biểu hiện khác nhau sẽ tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật khác nhau. Một trong những điều quan trọng nhất chính là bất luận âm hưởng phát ra từ diễn tấu hay diễn xướng thì vẫn phải phù hợp với đặc điểm và quy luật của ngôn ngữ liên quan đến âm hưởng này.
Nói như nhà nghiên cứu Hoàng Kiều trong cuốn “Thanh điệu tiếng Việt và
âm nhạc cổ truyền” cho rằng: “âm nhạc của mỗi dân tộc xuất phát từ ngôn ngữ dân tộc”[I.41.245]. Từ đây có thể thấy rằng, có sự quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ bản địa với ca hát và diễn tấu.
Là một người nước ngoài, tôi có những cảm xức đặc biệt khi học bài dân ca và nhạc cổ, vì khó nắm chắc được các kỹ thuật luyến láy, tất nhiên một là do kỹ thuật của tôi chưa thành thảo, còn mặt khác, các kỹ thuật cũng có liên quan đến ngôn ngữ, thói quen, hơi nhạc, lối hát của người Việt. Chính do vậy, tôi muốn tìm hiểu một góc nhìn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ người Việt với âm thanh cây đàn từ một người nước ngoài. Bởi tôi đang sống và nghiên cứu tại Hà Nội, nên chúng tôi chỉ phân tích và so sánh những vấn đề về ngôn ngữ tiếng Việt với phương pháp diễn tấu đàn Bầu ở phía Bắc Việt Nam.